Đây là phần chứa cực nhiều chất bẩn của con lợn, dù có đói mấy cũng đừng vội ăn
7 thực phẩm đừng bao giờ cất trong tủ lạnh vừa mất sạch dinh dưỡng lại sinh độc tố / 4 thực phẩm "đại kỵ" với cà rốt, chớ dại ăn chung
Đặc tính của lợn là loài vật sống gần mặt đất, ăn, ngủ, sinh hoạt tại chỗ nên phổi thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn từ chất thải phân, đất cát và các kim loại nặng... Trong khi phổi lợn là cơ quan hô hấp, có rất nhiều phế nang. Đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.
Phổi lợn không phải là nơi tích tụ bụi bẩn hàng ngày, mà khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, việc thường xuyên hít thở sát mặt đất sẽ kéo theo nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Trong khi quá trình làm sạch, sơ chế để chế biến không thể loại bỏ hết những tạp chất trên.
Bởi vậy, việc ăn phổi lợn sẽ gặp nhiều nguy cơ bị nhiễm bụi bẩn, bụi kim loại, ký sinh trùng gây bệnh, vi khuẩn, vi rút gây bệnh là rất cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Nguy hiểm hơn, theo kết quả kiểm nghiệm cho thấy trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.
Cách nhận biết phổi lợn không bị nhiễm bệnh
Mặc dù phổi lợn được khuyến cáo cần cân nhắc khi sử dụng để chế biến món ăn, nhưng theo y học cổ truyền, phổi lợn có thể sử dụng thành các bài thuốc có công dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,…
Trong trường hợp sử dụng phổi lợn để làm thuốc hoặc chế biến làm thức ăn, cần lưu ý những điều sau đây:
1. Tuyệt đối không sử dụng phổi lợn chết trước khi giết mổ hoặc nhiễm bệnh
Phân biệt bằng cách nhận biết sau
Phổi lợn chết thông thường sẽ có những giọt nước căng phồng trên bề mặt phổi, dạng bong bóng nước, có mủ hoặc có những nốt lồi lõm.
Nếu phổi lợn chứa nhiều kim loại nặng hoặc bụi trần thì màu sắc sẽ chuyển sang ghi xám, hoặc màu nâu.
Nếu phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.
2. Sơ chế phổi đúng cách
Muốn rửa phổi sạch, cần để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như rửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước. Làm như vậy sẽ giảm thiểu bụi bẩn, độc tố, kim loại nặng.
Thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, sau đó mới chế biến theo nhu cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Ưu đãi trải nghiệm du lịch mùa Tết
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Khoản tiền 5 triệu không cánh mà bay, mẹ chồng gào thét tìm kẻ trộm, nhưng sự thật phơi bày khiến cả nhà sững sờ
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng