Đêm ngủ nếu tỉnh giấc đúng 2 khung giờ này: Cảnh báo gan, phổi đang tổn thương nghiêm trọng
Việc cần làm để có giấc ngủ ngon / 10 loại cây trồng giúp nhà thêm xinh xắn vừa mang lại giấc ngủ ngon
Về nguyên tắc, bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ trong vòng 30 phút, giật mình tỉnh giấc 1,2 lần trong đêm nhưng có thể dễ dàng ngủ lại sau đó. Điều này chứng tỏ bạn đang có chất lượng giấc ngủ bình thường. Tuy nhiên, nếu không ngủ lại sau đó, việc mất ngủ sẽ gây ra nhiều hệ lụy.
Khi nào thức giấc thường xuyên trở thành vấn đề?
Thức dậy lúc 1-3 giờ sáng, dấu hiệu gan bị tổn thương
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, thời điểm để thải độc gan là từ 1-3 giờ sáng, gan dự trữ máu sau một ngày mệt mỏi, lúc này nó cần được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu nóng trong gan, khí huyết ngưng trệ, khiến cơ thể bức bối, thường xuyên tỉnh giấc. Các biểu hiện thường thấy bao gồm tóc bết dầu, khô mắt, vàng da, đắng miệng, có đường dọc trên móng tay, dễ cáu kỉnh, chướng bụng, nổi rôm sảy, mụn, táo bón.
Khi cơ thể con người ở trạng thái ngủ, lượng máu trong gan sẽ tăng lên, không chỉ tăng khả năng giải độc gan mà còn tăng cường chức năng tái tạo của tế bào. Trong trường hợp, nếu gan không được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ, các tế bào bị tổn thương khó được phục hồi hoàn toàn.
Thức dậy lúc 3-5 giờ sáng, dấu hiệu phổi bị tổn thương
3-5 giờ sáng là thời điểm chức năng phổi hoạt động mạnh mẽ nhất, nó cần được nghỉ ngơi vào lúc này. Nếu thức giấc vào thời gian này thường xuyên, những tổn thương ở phổi khó hồi phục. Các biểu hiện thường thấy khi phổi bị tổn thương là tóc đổi màu, lông màu khô và thưa, viêm nghẹt mũi, lỗ chân lông to, ngón tay sưng phù, lòng bàn tay dày, ho, viêm họng, đi tiểu ít, táo bón, ho nhiều về đêm...
Thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh việc đánh thức bạn dậy, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn nhịp tim, làm giảm lưu lượng ô xy đến cơ thể, theo Health.
Các triệu chứng khác của ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Ngáy
- Giật mình tỉnh giấc vì nghẹt thở hoặc thở hổn hển.
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi ban ngày.
Nếu có những triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ chuyên gia về giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể gây ra bệnh tim, tiểu đường, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu lại tỉnh giấc giữa đêm, hãy làm điều này!
Nếu bạn thức dậy lúc 3 giờ sáng (hoặc bất cứ lúc nào trong giờ ngủ), dành 15 đến 20 phút để ngủ trở lại. Nếu bạn tỉnh giấc lâu hơn thế thì tốt nhất là ra khỏi giường.
Nhà tâm lý học Kane khuyên bạn đọc trên Health: “Bộ não của chúng ta có tính liên kết cao. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta nằm trên giường một thời gian dài khi không ngủ, bộ não có thể liên kết chiếc giường với các hoạt động thức giấc như lo lắng và lên kế hoạch, thay vì ngủ. Hãy ra khỏi giường để phá liên kết ấy”.
Và rời giường rồi thì hãy làm gì đó để thúc đẩy giấc ngủ:
- Tập thở sâu
- Suy nghĩ
- Đọc một cái gì đó nhàm chán.
- Không sử dụng điện thoại di động, kiểm tra email hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể khiến não bạn nghĩ rằng đã đến lúc thức dậy và làm việc.
Nhà tâm lý học Kane hướng dẫn: “Các bài tập thư giãn có thể giúp bạn tắt phản ứng ‘chiến hoặc chạy’ của cơ thể và kích hoạt phản ứng nghỉ ngơi và tiêu hóa. Khi cơ thể bạn bình tĩnh lại và bạn cảm thấy buồn ngủ trở lại, hãy quay trở lại giường”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện