Đi chợ gặp 4 loại rau bổ hơn thịt, rẻ hơn thuốc, vừa ngon vừa bổ, nhớ mua ngay
Rau củ, trái cây mới mua về bảo quản theo cách này để cả tháng vẫn tươi ngon / 10 lợi ích của rau chân vịt cho sức khỏe tối ưu bạn sẽ bất ngờ
Rau khoai lang
Rau khoai lang có thể được chế biến thành nhiều món ngon như rau luộc, rau xào tỏi và đây cũng là loại rau dân dã có giá trị dinh dưỡng cao không kém so với các loại rau lá khác.
Cây rau khoai lang chứa chất dịch trắng bên trong giúp chống lại sự tấn công của các loại côn trùng gây hại. Do đó rau khoai lang rất ít cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
>> Xem thêm: Cuối tuần nấu món bún mực chuẩn vị, ngon ngọt lạ miệng
Rau tầm bóp
Tầm bóp được biết đến như loại rau dại. Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Tầm bóp là loại rau mọc dại nên tầm bóp dễ trồng, dễ sống. Người ta không phải tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc cây vẫn xanh tốt và ra nhiều trái. Vì thế có thể tận dụng khoảng đất trống trong vườn, thùng xốp hoặc chậu cây để gieo trồng tại nhà.
Rau tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc; tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Thành phần dinh dưỡng trong tầm bóp gồm Vitamin C 28mg; Lưu huỳnh 6mg; Kẽm 0,1 mg; Sắt 1,3mg; Natri 0,0005g; Magiê 12mg; Canxi 12mg; Phốt-pho 39mg; Clo 2mg.
>> Xem thêm: Cách nhận biết rau muống sạch, rau muống bẩn bà nội trợ nào cũng cần biết
Rau dền canh
Ở nước ta nhiều người trồng rau dền canh để luộc, xào, nấu canh ăn, vì thân của chúng lúc non khá mềm và mọng nước. Rau dền canh cũng được sử dụng làm thuốc.
Người ta trồng rau dền canh để luộc, xào, nấu canh ăn, vì thân của chúng lúc non khá mềm và mọng nước. Rau dền canh cũng được sử dụng làm thuốc.
Lá của rau dền canh chứa nhiều Vitamin A, C, B2. Lá và hạt chứa hàm lượng Protid rất cao, tới 16-8%, trong đó axit amin quan trọng là lysin cao hơn ở ngô bắp 3-3,5 lần, ở bột mì 2-2,5 lần. Nói chung hạt của loại rau dền này là loại lương thực có giá trị hơn lúa, lúa mì, ngô và đậu tương.
Theo Y học cổ truyền, rau dền canh vị ngọt, tính lạnh, tác dụng sát trùng, mát gan, trừ phong nhiệt, thoái uế, sáng mắt, thông đại tiểu tiện.
>> Xem thêm: Mua lựu chọn quả to hay nhỏ: Biết mẹo này bạn sẽ chọn được quả lựu ngọt, mọng nước
Loại rau lá hẹ
Rau hẹ không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn…, mà còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây có dược tính mạnh và mùi hương rất đặc trưng.
Lá hẹ được mệnh danh là rau của thận, giúp nuôi dưỡng và thúc đẩy tiêu hóa. Loại rau này cũng chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, tác dụng trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết. Đồng thời, lá hẹ cũng có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Mọi người có chế biến lá hẹ bằng cách nấu canh với tôm hay thịt hoặc xào trứng.
>> Xem thêm: Chuyên gia chỉ cách khử mùi hôi thịt vịt để có món ăn ngon
Theo Đông y, cây rau hẹ tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Cây rau hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc; thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương.
Gốc rễ hẹ tính ấm, vị cay, tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa.
Hạt hẹ tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Hạt hẹ có tác dụng bổ can, thận, tráng dương, cố tinh; thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Người xưa dặn: Phòng khách có 3 thứ này, gia chủ phất lên giàu sang - con cháu đời đời hưởng phúc