Đi chợ mua na cứ nhắm vào điểm này, na ngon ngọt, ít hạt dày cùi, 10 quả như 10
Loại rau bình dân giúp chống ung thư, bán đầy ngoài chợ / 3 loại rau gia vị ở Việt Nam mọc nhan nhản, bán rẻ bèo đầy chợ mang sang nước ngoài đắt như sâm núi
Cách chọn na ngon, chín tự nhiên và không phun thuốc
Dựa vào dáng quả na
Ở ta thường có 2 loại na là na dai và na bở. Có người thích na dai thì cũng có người ưa na bở. Trước kia na bở thường chẳng được mấy người thích vì chúng nhạt và khó nhằn hạt, giá cũng rẻ, khó bảo quản hơn nhưng giờ đây, na bở lại ngày càng được chị em ưa chuộng. Thậm chí, nhiều nơi có giống na bở quả to đẹp, hương vị cũng xuất sắc hơn nhiều so với trước kia nên giá thành đắt đỏ.
Ảnh minh họa.
Trước khi chọn được na ngon, nếu bạn chưa biết cách phân biệt na dai và na bở có thể lưu ý một chút.
Na bở thường lớp vỏ ngoài xanh non, mắt to và phồng, kẽ mắt trắng và cuống nhỏ. Khi chín na bở thường không nứt. Đồng thời, vỏ na bở cũng dày và sần hơn. Quả na bở chín sẽ mềm, dễ bở vỡ dáng quả, nên vận chuyển đi xa không tiện. Na bở trồng đất cằn cỗi vị không ngon, nhạt và cũng thường bị “xào xạo” trong miệng, đó gọi là hiện tượng bị cát.
Na dai vỏ màu xanh trắng, vỏ mỏng phẳng hơn. Mắt thường nở to hơn. Dù quả có kẽ nứt thì vẫn dính cuống. Những quả này thường chín cây, ăn hương vị sẽ ngon ngọt hơn. Na dai thường ít hạt, nhiều cùi hơn na bở, cùi na dai và không bị cát, dễ bóc vỏ. Còn na bở dễ nát, hạt khó lóc hỏi hạt hơn.
Khi chọn mua na, bạn nên chọn những quả có dáng tròn, kẽ mắt trắng, da xanh đẹp, cuống nhỏ, không bị nứt toác hoặc quá mềm nhũn. Loại na bị phun thuốc thường màu sắc không đồng đều, vỏ cứng khó bóc.
Tóm lại, nếu bạn thích loại na nhiều cùi, dễ nhằn hạt, ít bị cát thì hãy chọn mua na dai để thưởng thức.
Dựa vào mắt na
Nhìn chung, những quả na có mắt to, không bị thâm đen hay nứt nẻ thì nên mua. Những quả na bị nứt toác không phải do chín mà do vận chuyện và bảo quản không tốt có dấu hiệu chảy nước sẽ nhanh hỏng, hương vị cũng không còn ngon.
Ngoài ra, nếu bạn mua phải những quả na chín mềm, nhiều vết thâm bên ngoài, đậm mùi chua thì đó là na non bị ép chín bằng hóa chất không tốt cho sức khỏe.
Dựa vào mùi hương của quả
Khi chọn mua na, bạn cũng nên để ý đến mùi của quả. Khi na còn xanh vị hăng sẽ nồng đậm, không nên mua những quả này. Na chín tự nhiên nhưng chưa đến độ, sẽ có hương thoang thoảng, không bị gắt, không bị mùi chua xộc vào mũi. Bạn nên chọn những quả này để mua về ăn.
Tại sao phải bảo quản na đúng cách?
Na khi mua về cũng cần bảo quản đúng cách để bạn có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị của loại quả này. Na chỉ có trong một vài tháng, tuy vậy bạn nên cân nhắc nhu cầu ăn để không mua quá nhiều, ăn không kịp na sẽ mất vị ngon. Na chín để ngoài không khí bình thường lâu cũng sẽ bị thối hỏng. Thậm chí, những quả na nứt kẽ dễ khiến kiến bọ, vi khuẩn sinh sôi phát triển, ăn vào dễ đau bụng và các biến chứng khác.
Mặc dù có giống na nhập như na Đài Loan quả vừa to lại hương vị đậm đà, nhưng mùa na ở ta hương vị cũng cực kỳ thơm ngon đặc biệt. Nên khi mua về biết cách bảo quản hợp lý, bạn vẫn sẽ thưởng thức được vị ngon ngọt của na
Khi mua na về trước tiên bạn cần phân loại na, nghĩa là những quả chín mềm ăn trước, quả cứng để lại sau. Bạn cần phân loại mức độ chín của quả để không ảnh hưởng đến hương vị cũng như dinh dưỡng của chúng.
Với những quả na chưa ăn, bạn nên dùng giấy ăn, giấy báo hoặc túi giấy để bọc xung quanh từng quả na. Sau đó, đặt chúng vào nơi thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xếp những quả na đã bọc giấy này vào hộp, đặt trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản trong thời gian lâu hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người