Điểm danh những lợi ích tuyệt vời từ ngải cứu với mái tóc, làn da
Những cung hoàng đạo có giác quan thứ 6 cực kì nhạy bén / Thấy bà cô sang chơi còn muốn xin chiếc đồng hồ trị giá 80 triệu, tôi khôn ngoan giữ lại được, không ngờ khi bà ra về, chồng tôi buồn đến mức bỏ cả cơm tối
Lá ngải cứu là một nguyên liệu rất quen thuộc trong Đông y, có tác dụng trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá… Ngoài việc nấu ăn, bạn còn có thể đun ngải cứu để gội đầu, làm đẹp.
Đối với tóc
Trị gàu, trị rụng tóc
Gội đầu bằng nước lá ngải cứu có thể trị gàu, giảm ngứa hiệu quả nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da. Điều đáng nói là lá ngải cứu không hề gây hại cho da đầu và còn có tác dụng nuôi dưỡng các nang tóc một cách nhất định.
Ảnh minh họa.
Giảm dầu tóc
Các tinh dầu trong ngải cứu giúp cân bằng lượng dầu của da đầu đồng thời giảm tình trạng da đầu tiết quá nhiều dầu.
Ngoài việc gội đầu bằng lá ngải cứu, ngâm chân bằng lá ngải cứu khô trước khi đi ngủ cũng rất tốt. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có tác dụng chữa nấm da chân, giảm mệt mỏi, khử mùi hôi chân, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ lưu thông máu…
Lưu ý khi gội đầu bằng lá ngải cứu
– Bạn có thể gội đầu bằng nước lá ngải cứu khoảng 3 lần/tuần.
– Để việc gội đầu với lá ngải cứu phát huy tốt nhất, bạn có thể pha nước lá ngải cứu và nước ấm, gội ướt toàn bộ da đầu. Sau đó ủ tóc trong 10 phút để nước ngải cứu lưu lại trên da đầu. Cuối cùng, gội sạch bằng nước ấm hoặc dầu gội đầu.
– Không nên gội đầu bằng nước lá ngải cứu vào đêm khuya dễ bị cảm lạnh. Tốt nhất nên gội đầu trước 8 giờ tối.
– Không gội đầu bằng nước ngải cứu quá nóng. Nhiệt độ nước chỉ nên trong khoảng 40-45 độ C.
– Người đang sốt, say rượu… không nên gội đầu.
Đối với da
Tẩy tế bào chết
Ngải cứu chứa acid malic hay còn được gọi là AHA, là chất tẩy tế bào chết hoá học. Thành phần này giúp loại bỏ lớp sừng, bã nhờn trên da. Sử dụng lâu dài góp phần làm trắng mịn da, thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn.
Chống lão hoá daThành phần ngải cứu chứa nhiều chất chống oxy hoá như chamazulene, alpha-pinen, sabinene, beta-pinene, alpha-phellandrene, p-cymene… Nhờ đó, sử dụng ngải cứu trên da ngăn chặn quá trình lão hoá da, cải thiện tình trạng nám, tàn nhang.
Làm đẹp da từ ngoài vào trong cơ thểNgải cứu chứa hàm lượng lớn các tinh dầu, giúp thư giãn toàn thân, tinh thần thoải mái và giúp chống viêm, kháng khuẩn trên da. Bên cạnh đó, uống nước hay ăn các món ăn từ ngải cứu còn giúp an thần, điều hoà kinh nguyệt, chữa mất ngủ… Nhờ đó, cơ thể ở trạng thái ổn định, giúp ngăn ngừa và trị mụn từ bên trong cơ thể.
Nước ngải cứu giúp điều hòa hormone trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa mụn do nội tiết và tăng cường sức khỏe cũng như làn da.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được