Đời sống

Điều cần biết trước khi ăn sò huyết để không bị dị ứng

Sò huyết là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng rất dễ dị ứng nếu không ăn đúng cách.

Sai lầm khi nấu ăn bằng nồi chiên không dầu cần bỏ ngay / 3 lưu ý khi ăn táo ai cũng phải biết

Trong tất cả các loại như sò lông, sò dưỡng, sò vẹo thì sò huyết là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, khi chứa nhiều chất đạm, nhiều khoáng, nhưng lại ít mỡ chính vì thế được nhiều người ưu chuộng và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Điều cần biết trước khi ăn sò huyết để không bị dị ứng

Sở dĩ sò huyết được tin dùng là do chúng có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú khi có chứa nhiều magiê, kẽm, omega-3 cao, cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác. Dẫn chứng cho thấy chỉ 100g sò huyết có thể chứa đến 81,3g moisture, 11,7g protein, 1,2g lipid, 71,2 Kcal, cùng các vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất quan trọng nữa.

Còn theo Đông y, sò huyết được xếp là loại hải sản có tính ấm, vị ngọt, không độc hại nên có tác dụng bổ huyết, kiên vị, chuyên trị chứng huyết hư, thiếu máu, hay bệnh viêm loét dạ dày tá trạng và các vấn đề về tiêu hóa kém. Tuy nhiên, khi ăn sò huyết cần chú ý một số điều dưới đây:

Điều cần biết khi ăn sò huyết

Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:

Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.

Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này.

Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy...

Ăn sò huyết đúng cách

Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.

Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.

Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.

Món ngon với sò huyết

Sò huyết xào tỏi. Nguyên liệu: Sò huyết, bơ, tỏi, gia vị, rau răm. Bắt bếp cho ít dầu vào chảo nóng phi tỏi. Cho bơ vào. Rửa sạch sò huyết và để ráo. Cho sò vào xào nêm nếm gia vị và cuối cùng bỏ rau răm vào.

Sò huyết luộc sả. Nguyên liệu: Sò huyết, sả tươi, gừng. Rửa sạch sò huyết. Sả đập dập. Cho nước vào nồi, xếp sả vào, cho gừng tươi vào nấu sôi tầm 5 phút. Sau đó cho sò huyết vào, khi nào thấy sò mở miệng thì đợi tầm 5 phút nữa là tắt bếp.

Sò huyết rang me. Nguyên liệu: Sò huyết, nước me hột, đường, ớt băm, tỏi, nước mắm, hạt nêm, lạc rang. Sò ngâm trong nước với ít ớt cắt khoảng 3 giờ rồi rửa lại thật sạch và để ráo nước. Cho me ra chén, đổ 1/2 chén nước nóng, trộn đều cho me ra nước chua, lọc bỏ hột, lấy nước me. Nêm vào đó 1,5 muỗng cơm đường, trộn đều. Cho ớt và tỏi vào dầu ăn nóng phi thơm rồi cho sò vào đảo đều tay khoảng 5 phút thì rưới hỗn hợp nước cốt me vào xào đến khi nước sốt sệt lại và sò mở nắp thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm rau mùi thái nhỏ (hoặc rau răm) vào trộn đều là hoàn thành.

Sò huyết sốt chua ngọt. Nguyên liệu: Sò huyết, nước sôi, sả, hành tây, đường, muối, tương cà, ớt. Rửa sạch sò huyết. Hành tím băm phi thơm, cho sả, ớt băm và hành tây thái nhỏ vào xào thơm. Thêm tương cà vào xào, nêm đường, muối, chút nước vào rồi đun nhỏ lửa, đun hỗn hợp đến khi hơi sệt lại thì cho sò vào đảo đều và tắt bếp. Ko đảo quá lâu tránh sò huyết bị quá chín quắt lại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm