Đời sống

Điều đại kị khi ăn khoai tây, ai cũng cần biết để tránh kẻo hối hận cũng muộn

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình Việt. Thế nhưng, khi ăn khoai tây cần tránh những điều này kẻo gây hại cơ thể.

Đun vỏ chanh lấy nước uống theo cách này có thể giảm cân, làm đẹp da / Khi buồn khóc thật to sẽ mang đến 3 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, giúp gia tăng tuổi thọ

Ăn khoai tây héo

Khoai tây là loại thực phẩm tiện dụng và có thể tích trữ được trong nhiều ngày, vì thế, rất nhiều gia đình có thói quen mua nhiều khoai tây và tích trữ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm.

Empty

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn. Solanine (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.

Ăn khoai tây với trứng gà

Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.

Ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu

Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.

 

Khoai tây mọc mầm gây tử vong

Mọi người thường băn khoăn về việc nên sử dụng hay loại bỏ khoai tây bị mọc mầm. Mầm khoai tây ngoài chứa nhiều solanine ma con chứa chất chaconine. Đây là hai loại của chất độc glycoalkaloids (glycoalkaloids là hợp chất hóa học độc hại có thể được tìm trong lá, thân và mầm khoai tây nếu để lâu. Ăn phải glycoalkaloids sẽ khiến bạn bị chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, thậm chí hôn mê, tử vong).

Người nào cần hạn chế ăn khoai tây?

Người mắc bệnh tiểu đường:

Vì nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

 

Phụ nữ mang thai:

Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng không nên ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.

Người bị dị ứng khoai tây:

Empty

Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với khoai tây không. Trong một số trường hợp, việc ăn khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu…

Người đang ăn kiêng:

 

Nếu bạn đang ăn kiêng với khoai tây, hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất hạn chế. Cơ thể sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm