Đời sống

Du lịch động vật hoang dã trên thế giới được quy định như thế nào?

Các hoạt động du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật trên thế giới đang ngày càng được đề cao.

Tiến sĩ Phạm S: Di sản văn hóa và thiên nhiên là vốn quý để Đà Lạt phát triển du lịch xanh / Biết chồng cho em gái 20 triệu để mua sắm và đi du lịch, tôi trách móc thì anh mắng lại một câu khiến tôi bàng hoàng và bật khóc

Đối mặt với nguy cơ việc các động vật hoang dã đang bị đe dọa bởi các hành động của con người và trở nên tuyệt chủng, các hoạt động du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật trên thế giới đang ngày càng được đề cao.

Khỉ đột

“Quy tắc khỉ đột” đã có mặt tại các cơ quan bảo tồn ở một số quốc gia Đông Phi như Rwanda và Uganda.

Các cơ quan quản lý động vật hoang dã của Cộng hòa Dân chủ Congo, Rwanda, Uganda không thu tiền khi khách du lịch có nhu cầu đi bộ ngắm nhìn khỉ đột. Tuy nhiên, họ sẽ quản lý và giám sát nghiêm ngặt số lượng giấy phép để hạn chế sự tiếp xúc giữa khỉ đột với hoạt động tối thiếu của con người. Theo đó, một nhóm không quá 8 người sẽ được đi bộ trong khu vực của khi đột trong vòng một giờ trên ngày.

Rwanda nhận giải thưởng 'Chương trình động vật hoang dã' của Lonely Planet Best 2021
Rwanda nhận giải thưởng 'Chương trình động vật hoang dã' của Lonely Planet Best 2021

Cùng với đó, bạn sẽ được thông báo ngắn gọn về các quy tắc chính như: không sử dụng đèn flash chụp ảnh; luôn giữ khoảng cách 7m đối với khỉ đột; nếu muốn ho hoặc hắt hơi khi ở gần khỉ đột thì phải quay đi và che mũi, miệng; … Tất cả đều vì mục đích giúp khỉ đột ít gặp nạn nhất có thể cũng như giảm nguy cơ lây truyền bệnh tật.

Cá heo

Năm ngoái, quy định cấm tiếp xúc với cá heo Spinner ở Hawaii (Mỹ) của Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã chính thức có hiệu lực sau nhiều năm lên kế hoạch.

Từ năm ngoái, hoạt động bơi cùng cá heo tại Hawaii đã bị cấm. Ảnh: Michael Dean, 2017/Creative Commons
Từ năm ngoái, hoạt động bơi cùng cá heo tại Hawaii đã bị cấm. Ảnh: Michael Dean, 2017/Creative Commons

Theo đó, quy định này cấm người và thuyền có mặt trong phạm vi gần 46m của cá heo Spinner. Các cách tiếp cận như đánh chặn, đỗ tàu, người hoặc vật trên đường bơi của một con cá heo trong phạm vi không cho phép đều bị cấm.

Ngoài ra, NOAA cũng đã công bố một đề xuất mới: đóng cửa năm địa điểm ở quần đảo Hawai từ 6h sáng đến 3h chiều. Các khu vực đó là Vịnh Kealakekua, Vịnh Hōnaunau, Vịnh Kauhakō (Ho‘okena), Vịnh Makako trên Đảo Hawaii, và Vịnh La Perouse trên Maui. Nguyên nhân vì đó là khoảng thời gian bắt buộc đối với môi trường sống ban ngày thiết yếu của cá heo Spinner.

 

Tê giác

Namibia, một quốc gia Nam Phi đã hợp tác với Save the Rhino Trust (SRT) để áp dụng một quy trình tham quan tê giác với mục đíchgiảm thiểu sự rối loạn do con người gây ra.

Tùy những khu vực sẽ có biện pháp riêng để hạn chế sự tiếp xúc giữa người và tê giác. Ảnh: DW
Tùy những khu vực sẽ có biện pháp riêng để hạn chế sự tiếp xúc giữa người và tê giác. Ảnh: DW

Các chuyến đi du lịch được sắp xếp luân phiên và thời gian để du khách đến gần tê giác sẽ bị hạn chế. Ví dụ, một nhóm khách chỉ có thể có 5 phút ở độ cao 100m để tham quan, sau đó tiếp tục di chuyển đến khu vực mới xa hơn.

Tất nhiên, một số nơi khác lại có quy định riêng. Trong tùy trường hợp, việc chủ động làm gián đoạn tê giác để đảm bảo chúng tránh xa con người sẽ được coi là biện pháp tốt hơn.

Rùa biển

 

Quốc gia Costa Rica nổi tiếng là một trong những nơi bảo vệ rùa biển tốt nhất. Không chỉ phạt tù những hành động giết mổ và buôn bán rùa biển, tại đây còn có chương trình tình nguyện vì rùa biển dành cho mọi người. Khi du lịch đến Costa Rica, chương trình La Tortuga Feliz sẽ giúp bạn có cơ hội trở thành tình nguyện viên với các công việc như tuần tra bãi biển, chăm sóc rùa biển bị thương, bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn trộm và thả rùa biển con trở lại với đại dương. Ngoài ra, tình nguyện viên cũng sẽ được tham gia các cuộc hội thảo với cộng đồng địa phương để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ rùa.

Các tình nguyện viên cùng rùa biển ở Costa Rica. Ảnh: Internet
Các tình nguyện viên cùng rùa biển ở Costa Rica. Ảnh: Internet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm