Du lịch phải mất từ 2,5 đến 4 năm để phục hồi
Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình: Quyết tâm tạo ra làn gió "Đại Phong" mới cho du lịch / Ngành du lịch đứng trước nguy cơ thiếu nhân lực trầm trọng hậu Covid 19
Theo Tổng cục Du lịch, Du lịch Việt Nam đã xây dựng kịch bản sẵn sàng để đón khách quốc tế khi điều kiện cho phép. Năm 2021, ngành Du lịch tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng dụng các tiêu chí du lịch an toàn; tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch…
Cùng với sự nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, thương hiệu của Du lịch Việt Nam tiếp tục được nhiều tổ chức uy tín trên thế giới ghi nhận và vinh danh thông qua nhiều giải thưởng quốc tế danh giá trong năm 2020 như: Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á, Điểm đến golf tốt nhất.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam được tổ chức World Travel Awards bình chọn ở cả 3 hạng mục này. Đặc biệt năm 2020, Việt Nam lần thứ hai được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới; năm thứ 4 liên tiếp được bình chọn là Điểm đến Golf tốt nhất châu Á…
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2020 được coi là năm “thảm họa” trong lịch sử phát triển du lịch toàn cầu: số lượng khách quốc tế giảm từ 70 - 75% so với năm 2019, tương đương mức giảm khoảng 1 tỷ lượt khách và mất 1.100 tỷ USD tổng thu từ khách du lịch. Điều đó cũng dẫn tới thiệt hại hơn 2.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu. Số liệu này bằng với số liệu của năm 1990, có nghĩa hoạt động du lịch toàn cầu bị kéo tụt lại 30 năm trước. Cho đến hiện nay, nhiều quốc gia, điểm đến trên thế giới đã áp dụng các hạn chế khách quốc tế nhằm tránh lây lan dịch bệnh, thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng; hoạt động du lịch chủ yếu là nội địa và tổ chức cơ cấu lại ngành Du lịch…
End of content
Không có tin nào tiếp theo