Đừng lầm tưởng sữa đậu nành không tốt bằng sữa tươi
9 loại thực phẩm không tốt cho răng miệng / Những bộ bàn ăn gỗ mang phong cách Rustic
Sữa đậu nành đã trở thành thức uống của mọi nhà vì đặc tính thơm mát, giải nhiệt và bổ dưỡng cho sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm khiến người sử dụng còn dè dặt.
1. Sữa đậu nành không tốt bằng sữa tươi
Hàm lượng protein, canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong sữa tươi cao hơn sữa đậu nành như canxi 10mg/100g, protein 3g/100g... tuy nhiên sữa đậu nành có 1 số thành phần mà sữa tươi không có như: isoflavones, saponin đậu nành...
Chìa khóa của việc tốt cho sức khỏe là sử dụng từng loại sữa một cách hợp lý.
Trong 100ml sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6g protein, 1,9g chất béo, 0,8g chất xơ và 0,03g natri. Ngoài khả năng cung cấp canxi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.
Ngoài ra trong sữa đậu nành có 1% chất xơ không hòa tan, thích hợp cho người bị táo bón, béo phì, cholesterol cao cùng nhiều trường hợp khác.
Việc uống sữa đậu nành thường xuyên giúp cải thiện thị lực vì hàm lượng carotene cùng vitamin E trong sữa đậu nành cao hơn sữa bò. Đồng thời sữa đậu nành không chứa các axit béo bão hóa và cholesterol ảnh hưởng tới người mắc bệnh tim mạch.
Vì vậy không thể khẳng định sữa đậu nành không tốt bằng sữa tươi, chìa khóa của việc tốt cho sức khỏe là sử dụng từng loại sữa một cách hợp lý.
2. Phụ nữ uống sữa đậu nành sẽ bị ung thư vú
Ngoài những nguyên nhân gây ung thư vú như: hóa chất, tia phóng xạ... thì việc ung thư phụ thuộc rất nhiều vào nội tiết tố nữ estrogen. Nội tiết tố này thường chuyển hóa từ trong mỡ ra. Nồng độ estrogen cao có thể kích thích sự phát triển của ung thư vú.
Nhiều người nghĩ rằng 1 lượng dư kích thích tố nữ (chủ yếu là do isoflavones đậu nành) có thể tích lũy trong cơ thể, khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Nồng độ estrogen cao có thể kích thích sự phát triển của ung thư vú.
Theo các nghiên cứu, trong sữa đậu nành có chứa chất estrogen thiên nhiên thực vật. Với những phụ nữ gầy ốm, thiếu estrogen thì sữa đậu nành là thực phẩm bổ sung estrogen rất tốt, giúp da dẻ hồng hào. Nhưng với những phụ nữ béo, nhóm người có nguy cơ cao bị ung thư vú thì không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên tiêu thụ lượng thức ăn từ đậu nành ở mức vừa phải.
Thực tế đậu nành có chất phytochemical và chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe. Sữa đậu nành giúp giảm tình trạng loãng xương, giúp việc hấp thu canxi tốt hơn.
Vì vậy uống sữa đậu lành không thể gây ra ung thư vú, mà nó còn có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh tật, tốt cho sức khỏe phụ nữ.
3. Sữa đậu nành gây ra vô sinh ở nam giới
Thực tế, lượng isoflavone bổ sung vào cơ thể thông qua việc uống sữa đậu nành là không cao, không thể gia tăng đáng kể việc sản sinh các nội tiết tố estrogen. Trong 100 gram sữa đậu lành có chứa 9,65mg isoflavones đậu nành. Một người bình thường uống 1 ly sữa mỗi ngày thì lượng isoflavones cũng chỉ vào khoảng 20mg, ngay cả trongi điều kiện uống 1 lít sữa thì thì lượng isoflavones chỉ tương đương khoảng 100mg.
Đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa ưng thu tuyến tiền liệt.
Nhiều phân tích cho thấy, lượng isoflavone đậu nành như trên không ảnh hưởng nhiều tới nồng độ hormone sinh dục nam.
Trên thực tế đang có nhiều đàn ông Âu Mỹ hưởng ứng chế độ ăn giàu đậu nành để bảo vệ sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngoài việc có lợi cho tim (việc thay thế các sản phẩm từ động vật bằng đậu nành, bạn có thể giảm được lipoproteins mật độ thấp - một loại cholesterol có hại và tăng mật độ các cholesterol có lợi), đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa ưng thu tuyến tiền liệt.
Vì vậy suy nghĩ rằng uống sữa đậu lành gây vô sinh ở nam giới là không có cơ sở.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn