Đời sống

Đừng nhầm lẫn ung thư đại trực tràng với rối loạn tiêu hóa

Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay và rất dễ nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiêu hóa.

Mỗi tuần bạn hãy uống món sinh tố này ít nhất 1 lần để thải độc cơ thể, tránh xa ung thư / 5 sai lầm mẹ dễ mắc khi nấu ăn có thể khiến cả nhà bị ung thư, đến lúc biết thì e đã muộn

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ung thư đại trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 70% và chỉ đứng sau ung thư phổi và gan. Hầu hết, bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu và thường dễ bịnhầm lẫn với các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thông thường.

Nguyên nhân dẫn đếnung thư đại trực tràng

Chế độ ăn uống không lành mạnh

- Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển các khối u đại tràng. Nếu thường xuyên ăn các thực phẩm giàu đạm, đồ ăn nướng, rán, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiễm hóa chất gây ung thư như benzopyren, nitrosamin…nhưng lại ít bổ sung chất xơ, rau quả, vitamin A,B,C,E…trong thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.

 

Hút thuốc lá, uống rượu bia

- Thuốc lá và rượu bia là những tác nhân hàng đầu gây nên ung thư, đặc biệt là ở nam giới. Người sử dụng thuốc lá và uống rượu thường xuyên sẽ có nguy cơ hình thành nên các khối u đường tiêu hóa, trong đó có đại tràng.

- Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng.

Biểu hiện của ung thư đại trực tràng

- Chán ăn, khó tiêu.

 

- Mệt mỏi, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân.

- Xuất hiện máu trong phân (phân có thể trở nên mỏng, nhỏ và dẹt hơn bình thường do trong đại tràng xuất hiện khối u khiến phân bị chặn lại và khó thoát ra ngoài).

Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể do dùng thuốc kéo dài hoặc mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa...

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2, khi phát hiện các triệu chứng trên nên cần đến bệnh viện làm một số cận lâm sàng sau:

Các xét nghiệm chuẩn đoán ung thư đại trực tràng

 

- Tìm máu ẩn trong phân: đây là xét nghiệm sàng lọc đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện để tầm soát ung thư đường tiêu hóa.

- Nội soi đại tràng: dễ dàng phát hiện ra các khối polyp nhỏ và các tổn thương đại trực tràng khác.

- Xét nghiệm đặc hiệu: người bệnh nghi ngờ ung thư đại tràng sẽ được xét nghiệm CEA. CEA là một chất được tế bào ung thư sản xuất và xuất hiện nhiều trong cơ thể khi bệnh nhân bị ung thư đại tràng. Do đó, đây là xét nghiệm có ý nghĩa rất lớn với bệnh nhân đang và sau điều trị ung thư.

- Xét nghiệm sinh thiết: khi nội soi đại tràng và phát hiện ra các tổn thương tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sinh thiết để đánh giá mức độ nghiệm trọng của tình trạng bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm hỗ trợ khác để phân chia giai đoạn ung thư như chụp X-quang quanh phổi, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng.

 

Vì vậy, nên tầm soát ung thư định kỳ 5 năm/lần bằng cách thử máu ẩn trong phân hay nội soi cắt polyp đại trực tràng. Đối với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao như người trên 50 tuổi, viêm loét đại tràng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh... thì cần rút ngắn thời gian tầm soát 1 - 2 năm/lần.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm