Dùng nhiều đường fructose có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ
Bí quyết luộc bánh chưng xanh và ngon / Làm cách nào để ăn đủ dinh dưỡng mà cân nặng vẫn giảm
Đườngfructose có thể gây gan nhiễm mỡ
Ngũ cốc thêm đường, nước ngọt và bánh ngọt là những thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi và ngon miệng vì chúng được làm ngọt bằng sirô bắp có hàm lượng đường fructose cao. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây rò rỉ ruột và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Các chuyên gia tại Ðại học California-San Diego (Mỹ) gần đây phát hiện đường ruột bị rò rỉ dường như là một cơ chế để NAFLD phát triển, do đó, họ cho rằng bảo vệ đường ruột thực sự có thể ngăn ngừa tổn thương ở gan.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Metabolism, nhóm chuyên gia đã quan sát cẩn thận quá trình này ở chuột. Ðầu tiên, họ nuôi chuột bằng chế độ ăn chứa nhiều đường fructose hoặc kết hợp cả fructose và chất béo. Trong cả hai trường hợp, cơ chế chuyển hóa fructose đã ức chế các prôtêin bảo vệ ruột, khiến "ruột bị rò rỉ" và cho phép các chất độc thoát vào máu. Khi những chất độc này đến gan, chúng gây viêm nhiễm và tích tụ mỡ.
Nói cách khác, những con chuột này đã phát triển NAFLD, nặng nhất là những con tiêu thụ hàm lượng cao cả fructose và chất béo. Trái lại, gan của những con chuột dùng đường fructose ở mức tối thiểu vẫn khỏe mạnh. Kết quả này tương tự trường hợp con người tiêu thụ đường fructose bằng cách ăn trái cây.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Karin cho biết NAFLD là nguyên nhân gây bệnh gan mãn tính phổ biến nhất thế giới, nó có thể tiến triển thành các bệnh nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan, suy gan và tử vong. Những phát hiện mới chỉ ra một phương pháp có thể ngăn ngừa tổn thương gan ngay từ đầu, đó là hạn chế tối đa việc tiêu thụ đường fructose.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu không tăng fructose và sử dụng fructose ở mức phù hợp với mức tiêu thụ bình thường hàng ngày của fructose (bao gồm cả một phần của trái cây và rau quả), fructose không gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), cũng không phải là tăng mỡ trong máu để có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Gây chuyển hóa năng lượng của cơ thể
Một số nghiên cứu cho thấy lượng đường fructose cao có thể gây ra những thay đổi đối với quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Nhiều nghiên cứu trong số này được thực hiện trên động vật, hoặc là những thử nghiệm ngắn hạn ở người, với mức độ fructose cao hơn nhiều so với tiêu thụ trong chế độ ăn trung bình.
Phương pháp này được gọi là “siêu liều lượng” (hyper-dosing) cung cấp năng lượng trên nhu cầu bình thường và gây ra sự gia tăng mỡ trong máu, đây là một nguy cơ gây ra các bệnh chuyển hóa như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
Nói chung, việc tăng khẩu phần ăn từ bất kỳ nguồn năng lượng nào dựa trên nhu cầu năng lượng cuối cùng sẽ dẫn đến tăng cân, trừ khi được cân bằng bởi tăng hoạt động thể chất.
Đường sucrose được sử dụng ở nhà để nấu nướng và được dùng làm chất tạo ngọt trong sản xuất thực phẩm và đồ uống. Một nguồn khác của fructose là syrup glucose-fructose (trong đó syrup ngô có hàm lượng fructose cao) được làm từ ngô và lúa mì, được sử dụng làm chất tạo ngọt trong nhiều loại thực phẩm như mứt, chất bảo quản và bánh kẹo. Hàm lượng fructose của chúng có thể dao động từ 5% đến 50%.
Nếu fructose chiếm hơn 50% khối lượng syrup, chúng nên có tên trong thành phần nguyên liệu là “Syrup Fructose-Glucose’. Fructose cung cấp năng lượng calo tương đương cho mỗi gram như bất kỳ loại đường hoặc carbohydrate tiêu hóa nào khác, tức 4 kilocalories trong mỗi gram.
Fructose được tiêu hóa ở gan để sản xuất glucose là chủ yếu (~50%), một lượng nhỏ glycogen (>17%), lactate (~ 25%) và một lượng nhỏ axit béo. Glucose di chuyển trong máu đến tất cả các cơ quan và cơ bắp, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng. Lactate và axit béo cũng là nguồn năng lượng cho cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Việt Nam sở hữu loài rau dược liệu quý giá có thể nhiều người chưa biết
Đổ một nắm muối vào bồn cầu, chờ 2 tiếng – điều kỳ diệu sẽ xảy ra!
Sự thật bất ngờ: Loại thảo dược quý bị người Việt bỏ quên
Keo 502 dính vào ngón tay khó gỡ, dạy bạn mẹo đơn giản khiến lớp keo cứng đầu bong ngay
Từ món ăn cho lợn trở thành đặc sản cao cấp: Cá tép dầu - "vàng mười" của lòng hồ Sơn La
Đắp khăn lên quạt điện và những mẹo làm mát cực kỳ hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong ngày hè nóng bức