Dùng nước sôi hay nước lạnh để nấu canh cá? Đây mới là cách nấu chuẩn nhất để khử hết mùi tanh
Đây là 8 loại thực phẩm được nhiều người tưởng là 'lành mạnh' nhưng thực tế khác xa / Những thực phẩm không nên kết hợp với thịt lợn vì dễ sinh bệnh, chuyên gia cảnh báo cần tránh xa
Làm sạch cá
Để cá được sạch, bạn hãy bỏ đi nội tạng, đánh hết vảy cá đi, trừ khi bạn muốn để vảy để chế biến một số món chiên xù thì giữ lại. Tiếp tục loại bỏ vây và quan trọng nhất là làm sạch phần máu + màng trắng đục trong bụng.
Ảnh minh họa
Đối với các loại cá lóc, cá chép, cá thu,…hai bên sườn cá bạn để ý sẽ thấy một sợ gân trắng, sợi này sẽ làm cá có mùi tanh nên khi làm, bạn nhớ cắt sát mang cá sẽ thấy đường gân đó lộ ra, hãy lấy đường gân đó ra để cá bớt đi mùi tanh lúc chế biến nhé.
Những loại cá nước lợ, da trơn như cá hú, cá trê, basa, lươn...bạn hãy sử dụng tro bếp, chà sát lên mình cá để loại bỏ chất nhầy. Trường hợp không có tro bếp, bạn có thể đun một ít nước nơi nóng, sau đó rưới lên mình cá rồi dùng dao cạo sạch, cách làm này vừa giúp loại bỏ chất nhầy, vừa giúp loại bỏ mùi tanh của cá, rất hiệu quả.
Lưu ý, cá sau khi sơ chế, nếu chưa chế biến, bạn cũng có thể lưu trữ vào tủ lạnh để dùng dần. Nhưng nhớ đừng để lâu quá 48h, thịt cá sẽ không ngon nữa.
Ngâm rửa cá: Khử sạch mùi tanh với 4 cách khác nhau.
Rửa cá vào nước vo gạo hoặc sữa tươi: Ngâm vào nước vo gạo hoặc sữa tươi trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu. Cách làm này phù hợp với các loại thịt cá có bản lớn như phi lê như cá hồi, cá ngừ, cá thu...
Ngâm rửa với rượu, gừng: Rượu và gừng có tác dụng khử mùi hôi, tanh rất tốt vì thế bạn có thể dùng rượu và gừng để rửa cá, giúp cá hết mùi tanh, đảm bảo món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên nên cho một lượng nhỏ gừng để tránh làm ảnh hưởng đến mùi đặc trưng của một số loại thịt cá (Ví dụ như cá hồi).
Ngâm rửa với muối hột: Muối cũng giúp giảm mùi tanh của cá. Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như vậy cá không còn mùi tanh.Riêng với các loại cá nước lợ, nước ngọt cho nhiều chất nhầy và có mùi rong như các quả (cá trầu / cá lóc), cá trê, lươn, cá chạch... có thể chà xát với tro bếp hoặc cát cho bớt chất nhầy, rồi mới chà sát lại với muối hạt mới có thể làm giảm độ tanh từ chất nhầy này, ngoài ra cần làm sạch phần ruột và bụng cá để làm giảm mùi tanh của rong và máu cá.
Ngâm với nước chanh tươi: Dùng chanh tươi vắt lấy nước, ngâm cá khoảng vài phút sau đó làm sạch như bình thường. Cá sẽ sạch nhớt và không bị tanh. Nhưng lưu ý, không nên ngâm cá quá lâu sẽ mất vị tươi của cá.
Tẩm ướp gia vị trước khi nấu
Khi nấu, dùng gia vị có mùi thơm như tiêu, hành, ớt, gừng, rau răm, rau cần... để làm bớt mùi tanh. Nhưng lưu ý, riêng với gừng, không nên cho gừng sống vào cùng thời điểm với cá vì thịt cá sau khi bị nóng, lượng protein ở trong nước của con cá sẽ chảy ra cản trở tác dụng của gừng khử mùi tanh.
Vì vậy, sau khi cho mỡ nên cho cá vào trước, chờ cho cá nóng lên, sau khi chất protein ngưng kết tủa mới nên cho gừng sống vào. Lúc này, gừng sống mới có thể phát huy đầy đủ tác dụng khử mùi tanh.
Chế biến
Khác với các giai đoạn trên, lúc chế biến ngoài việc cá có khả năng cá bị tanh còn có khả năng bị nát, làm cho món ăn bị không ngon và không đẹp mắt. Dĩ nhiên cá hay bị nát nhất khi bạn mua phải cá đã ươn hoặc ướp với quá nhiều tạp chất. Việc chọn mua cá tươi là điều tiên quyết trước khi chế biến, nhưng nếu lỡ đã mua nhầm cá không mấy tươi thì việc áp dụng các mẹo sau vẫn có thể hạn chế đi phần nào.
Ảnh minh họa
Tuyệt đối không cho cá vào nấu chung với nước lạnh: nếu bạn cho cá vào nồi nước lạnh nấu ngay từ đầu, cá sẽ rất nhanh chín, dẫn đến việc cá bị nát là chuyện bình thường, ngoài ra, với cách làm này, cá sẽ bị tanh ngay do toàn bộ phần máu tanh và chất nhầy từ da cá và bụng cá đã hòa hoàn toàn vào nước.
Chiên cá trước khi nấu canh: nghe có vẻ lạ nhưng sự thật là bạn có thể chiên cho cá chín hẳn trước rồi mới bỏ vào nước sup nấu thành canh. Việc làm này khá phổ biến, giúp cá trở nên ngon hơn, thấm đều gia vị và đặc biệt là không bị nát.
Phi thơm hành, tỏi rồi cho cá vào xào sơ với một ít gia vị: Có thể cho một ít dầu ăn và hành tỏi vào nồi phi thơm, sau đó cho một ít muối và cá vào nồi xào sơ cho thịt cá săn lại, tránh làm nát cá, sau đó vớt cá ra để riêng. Sau khi nấu sôi phần nước sup, mới cho cá vào nấu tiếp đến khi chín hẳn thì tắt bếp.
Nêm thêm gia vị và các loại rau thơm sau khi nấu: có thể chọn các loại rau mùi để cho vào canh sau khi nấu xong như ngò gai, hành lá, húng quế, thì là... để làm cho món ăn dậy mùi hơn, có thể giảm bớt một phần mùi tanh từ cá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 8 tháng 10 đến cuối tháng, ba con giáp vận may đỏ rực, tài lộc bùng nổ, đổi đời giàu sang
Tử vi ngày 8/10/2024 của 12 con giáp: Tuổi Sửu rất vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh
Vay chị hàng xóm 6 cây vàng, ngày chị sang đòi nợ, chồng tôi nổi cáu đuổi thẳng về và nói một câu khiến tôi chết lặng
3 con giáp có khả năng thành công cao nhất! Tuổi Tỵ có nhiều tham vọng và giỏi hành động lặng lẽ để 'lên ngôi'
2 đặc sản ở Việt Nam có tên nhạy cảm nghe mà ‘đỏ mặt’, 1 loại siêu quý hiếm, chỉ dành cho vua chúa
Vợ không chịu sinh con, tôi đưa trả về ngoại, phản ứng của ông bà khiến cô ấy buộc phải nói ra sự thật giấu kín bao lâu nay