Đời sống

Đừng tưởng nước chanh vô hại, uống sai cách bạn sẽ nhận ngay 7 "tác dụng phụ" này

Sử dụng nước chanh ở mức vừa phải sẽ mang đến lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại dưới đây.

Cách làm cá bống chiên cay đậm đà, đưa cơm / Cách làm bí non xào tôm ngon khó cưỡng cho ngày cuối tuần

Loét dạ dày

Sủ dụng nhiều nước chanh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và kết quả là gây ra loét dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm cá biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau ngực, loét hong...

Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ra bệnh này. Nguyên nhân là do chanh chứa nhiều axit và làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày, thực quản. Điều này làm tăng cường sản sinh axit trong dạ dày và chúng dễ di chuyển lên cổ họng khiến bạn cảm thấy nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản.

nuoc-chanh-01
Ảnh minh họa.

Hỏng men răng

Axit citric và axit ascorbic trong nước chanh có thể bào mòn men răng của bạn. Mất đi lớp bảo vệ, răng của bạn sẽ chuyển sang màu vàng và có bề mặt thô nhám.

Khiến nhiệt miệng nặng hơn

Phần lớn các vết nhiệt miệng có thể tự biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, axit trong nước chanh sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau rát.

Đau đầu

 

Chanh có chứa hàm lượng lớn axit amin tyramine. Uống quá nhiều nước chanh sẽ làm dưa thừa loại axit amin này trong cơ thể. Axit amin tyramine sẽ khiến máu đột ngột dồn lên não và gây ra các cơn đau nửa đầu.

Gây mất nước

Uống nhiều nước chanh có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn từ đó dẫn tới tình trạng mất nước.

Thừa vitamin C

Thừa vitamin C có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn hay dạ dày khó chịu sau khi uống nước chanh. Uống quá nhiều nước chanh cộng với lượng vitamin C từ các thực phẩm, hoa quả khác sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hơn. Khi đó, nước được đưa vào ruột để đẩy lượng vitamin C dư thừa ra ngoài gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm