Được, mất khi ở cùng mẹ chồng
Bản quy tắc gây sốc của mẹ chồng / Nhìn mâm cơm mẹ chồng chuẩn bị cho gái đẻ mà tôi trào nước mắt
Có rất nhiều lí do để các bạn gái trước khi lấy chồng thuyết phục chồng tương lai chuyện mình không muốn ở cũng gia đình nhà chồng. Và tất nhiên đa số là các bạn trẻ chọn cho mình cuộc sống tự do, không chung đụng cùng cha mẹ. Nhất là cha mẹ chồng. Trừ những trường hợp đặc biệt thì các cô gái trẻ mới chịu ngậm ngùi ở lại nhà chồng và chăm sóc cha mẹ chồng mà thôi.
Vì thế, trong thời buổi hiện đại ngày nay có rất ít các cô gái phải đi làm dâu. Nhưng đó là cái may hay thiệt thì còn tùy vào suy nghĩ của nhiều người. Như chồng tôi, thỉnh thoảng anh lại cười: May mà em đi làm dâu, ở với mẹ chồng nên giờ anh mới có một cô vợ tuyệt như vậy. Nghe chồng nói vậy thôi, nhưng mà chồng đâu có biết những thiệt thòi tủi thân hay những ấm ức mà tôi phải chịu khi sống bao nhiêu năm cùng với mẹ chồng.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính nhờ ở với mẹ chồng mà tôi được mẹ dạy nấu ăn cho từ những thứ cơ bản nhất. Vì lúc lấy chồng có biết làm gì đâu, lơ ngơ cầm tiền ra chợ rồi lại cầm về vì chả biết mua cái gì? Thịt lợn tôi còn không biết đâu là thịt nách, đâu là mông, đâu là vai… Nấu ăn thì chỉ biết các món luộc. Thịt luộc, rau luộc, trứng luộc… Vậy mà, sau khi tốt nghiệp khóa mẹ chồng, đến chính mẹ chồng lại quay ra chỉ thích ăn món tôi nấu.
Ảnh minh họa
Còn chồng thì khỏi phải nói mừng ra mặt, rồi mừng thầm trong bụng có lẽ nhiều quá nên ngày càng to ra… Có lẽ, có được kết quả đó cũng là vì mẹ chồng tận tình, tất nhiên là cũng có khi nổi cáu vì tôi. Và tinh thần chăm chỉ cầu tiến của tôi. Và cũng chính nhờ có vậy, mà anh xã giờ không vác nổi bát đi ăn nơi nào ngoài ở nhà ăn cơm với vợ. Trừ những trường hợp hi hữu, bất đắc dĩ… Như vậy, hẳn tôi phải thầm cảm ơn người thầy khắc nghiệt của mình. Quả là: yêu cho roi cho vọt cũng không sai.
Đó là chuyện nấu ăn, còn chuyện đối nhân xử thế nữa. Ngày còn trẻ, tôi vốn là đứa con gái ương bướng, cố chấp và cá nhân. Trẻ mà nên hơi ngông cuồng. Cái gì cũng cho là mình đúng. Tranh luận vấn đề gì với ai là phải tới cùng thì thôi. Nhưng khi lấy chồng, ở cùng mẹ chồng, tôi dần thay đổi. Tôi cũng học được cách nhẫn nhịn, bao dung, và kiềm chế hơn.
Người xưa chẳng nói: Một già một trẻ bằng nhau là gì? Có nghĩa là người già cũng khác gì đứa trẻ lâu năm đâu. Cho nên hễ trái ý là không vừa lòng, hễ trái mắt là khó chịu… Nên mình học cách chịu đựng, nhẫn nhịn và bao dung chấp nhận. Với lời tâm niệm khi nào cũng có sẵn trong đầu: Rồi ai cũng phải già! Và mình cũng đâu là ngoại lệ đâu. Cho nên bao dung với mẹ chồng, cũng chính là bao dung cho chính mình sau này. Và cũng chính điều đó, khiến cho bản thân mình cảm thấy thanh thản hơn.
Rồi còn nữa, con mình cũng sẽ nhìn cách mình đối xử với cha mẹ mà học theo. Cho nên, dù thiệt thòi, dù có ấm ức, tủi thân… Nhưng khi ở cùng mẹ chồng, tôi thấy mình được nhiều hơn mất. Đấy là chưa nói, có mẹ chồng ở nhà, đi đâu, để bà cháu trông nhau mình cũng an tâm rất nhiều. Rồi sống với người già, mình cũng không được hoang phí, không có cái kiểu tiêu hết hôm nay, mặc kệ ngày mai như khi còn trẻ nữa. Nên mình cũng biết cách chi tiêu hợp lí, thu vén cho cuộc sống của chính mình cho chỉn chu hơn. Vậy nên, ai nói ở với mẹ chồng là chỉ có mất kia chứ?
Chả phải thế mà khi về quê chơi nhà cô bạn thân từ thời học trung học. Cô ấy chả phải đi làm dâu vì chồng cô ấy ở rể. Thế nhưng thay vì nghe những lời khen thì tôi lại nghe được cả đống tiếng thở dài từ chính cha mẹ đẻ của cô ấy về chuyện con gái mình quá quắt. Ở nhà cùng cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc đủ thứ, rồi lại chăm cháu vất vả thế mà có cái gì không vừa ý là cô ấy thể hiện thái độ ngay, và ăn nói với cha mẹ nhiều khi cũng không biết chừng mực khiến cho chính cha mẹ buồn lòng.
Mẹ cô ấy thở dài: Nó không đi làm dâu ấy chứ. Nó mà làm dâu người ta thì hôm trước hôm sau người ta dắt trả. Thảo nào, cô ấy vẫn như xưa, mỗi khi gặp tôi đều bảo: mày chẳng khác tí nào cả. Ai ngờ, cái không khác ấy chẳng tốt chút nào? Tôi lại chợt nghĩ tới câu mà chồng nói: Con gái vẫn nên đi làm dâu.
Nhưng mà hiện nay, cái chuyện mà các nàng dâu mới, các cặp vợ chồng mới cười nằng nặc ra đòi ở riêng ngay khi cười nhau là chuyện hết sức phổ biến và bình thường.
Ngày trước, cái chuyện ở hay không ở với gia đình nhà chồng phần lớn là do cha mẹ chồng quyết định. Nhưng đến bây giờ thì chuyện ấy khác nhiều lắm rồi. Tôi từng nghe đứa em gái họ của tôi tuyên bố: Em lấy anh nhưng không bao giờ ở với mẹ anh! Mà phát hoảng. Thấy bọn trẻ bây giờ to gan thật. Nếu mình ngày ấy mà nói thế có lẽ người yêu cho đi tàu bay giấy ngay. Với cái chân lí to lù lù: Người yêu bỏ thì anh có thể tìm người yêu khác. Chứ mẹ thì anh chỉ có một mà thôi!
Ấy vậy mà bây giờ nhiều khi mẹ cũng phải nhường cho người yêu đã. Thế mới có chuyện, con gái lấy chồng nhất nhất ưu tiên những anh chàng có nhà riêng, có thể độc lập mà không phải ở chung nhà với cha mẹ chồng, hoặc là những anh chàng không có mẹ (dù nói ra điều đó lòng cũng áy náy)… Ấy thế nhưng sự thực là như thế. Tôi có quen một cô gái, cô ấy còn trẻ lắm. nhưng cũng không phải ở với cha mẹ chồng. Khi tôi hỏi chuyện có về ở cùng ông bà không? Cô ấy cười: Bây giờ thời nào rồi mà còn lấy chồng rồi về nhà chồng ở nữa hả chị?
Và đúng thế thật. Sau khi lấy chồng được vài tháng, dù nhà chồng ở thành phố và nhà cửa đàng hoàng nhưng hai vợ chồng nhất nhất đòi ông bà mua nhà cho ở riêng. Và thế là chỉ sau vài tháng, hai vợ chồng trẻ đã có một cơ ngơi riêng gần nơi anh chồng làm việc. Dù khi đó mua đất đang lúc đất sốt nhất, nên cha mẹ chồng đã phải bán đi một mảnh đất để mua mảnh này. Tất nhiên là anh chồng cũng muốn có không gian riêng với vợ cho thoải mái. Thích làm gì thì làm, thích sống như thế nào thì sống. Họ tự lo cho cuộc sống của mình, tự do tự tại không bị ai quản.
Ấy vậy nhưng dù hai vợ chồng cùng đi làm, nhưng hễ mua bán cái gì là lại nhờ cha mẹ chồng, sửa sang nhà cửa là lại bố mẹ chồng… Có lần mẹ chồng cô tâm sự: hai vợ chồng già với đồng lương hưu còm cõi mà vẫn phải lo cho hai đứa trẻ đang đi làm và có lương gấp đôi. Thật không hiểu vợ chồng nó ăn tiêu như thế nào nữa? Rồi khi sinh con, thì mẹ chồng lại tất bật khăn gói lên chăm cháu, cuối tuần về chăm ông… Ấy vậy nhưng hai mẹ con không ai sống với ai giờ lại ở chung nhà nên nảy sinh rõ nhiều chuyện, từ ăn uống, vệ sinh, chăm cháu, dọn dẹp nhà cửa… Đều không thể nào hòa hợp được.
Thế mới biết, bó buộc có cái giá của bó buộc, tự do cũng có cái giá của tự do. Không ai có thể muốn là có được tất cả. nếu chịu hi sinh tất ẵ được đền đáp. Còn nếu chỉ muốn thảnh thơi không muốn khổ, thì hẳn cuộc đời có khi nào được đẹp như thế. Nếu tránh cái khổ kia thì ắt phải chịu cái khổ khác mà thôi. Cái chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn đời nói không hết. Có nhiều chuyện ngọt ngào những cũng lắm nỗi đăng cay.
Thôi thì mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Và nếu như rơi vào cảnh nào đó, thì phụ nữ, hãy tự nghĩ đến những ưu điểm, những cái được để mà vui sống. Chứ đừng chăm chăm nghĩ tới những điều mình thiệt. Vì đời khi nào cũng công bằng lắm lắm! Ngay cả trong chuyện mẹ chồng nàng dâu cũng vậy. Chưa cho đi cái gì, hà tất đòi nhận được tất cả. Mỗi chúng ta, mong sao hãy nghĩ tới chuyện cho đi trước đã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ