Đường, rượu bia và thuốc lá đang làm gia tăng bệnh răng miệng
Thực đơn cơm chiều: 3 món dễ chế biến / Nước ép lựu có thể bảo vệ bộ não của trẻ từ trong bụng mẹ
Mọi người đang bị ảnh hưởng bởi mức độ sâu răng, bệnh nướu và ung thư miệng tăng cao hơn do không chú ý đến sức khỏe răng miệng.
Các quốc gia phát triển như Anh bị mắc kẹt trong chu trình điều trị quá mức, với các vấn đề tiềm ẩn đang bị lãng quên bởi chính sách y tế công cộng có lợi cho việc khắc phục các vấn đề khi chúng phát sinh.
Các nha sĩ cho biết, cần khẩn trương giải quyết vấn đề sử dụng đường quá mức của người dân. Họ đang kêu gọi cải cách triệt để các biện pháp chăm sóc răng miệng và chú trọng vào việc phòng ngừa.
Theo các bằng chứng, 3,5 tỷ người đã không chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng và cần phải cải cách triệt để điều này.
“Nha khoa đang lâm vào tình trạng khủng hoảng”, giáo sư Richard Watt, chủ tịch và cố vấn danh dự về sức khỏe cộng đồng nha khoa tại Đại học London, đồng thời là tác chính của bài đánh giá cho biết.
Ông cho biết thêm: “Cách tiếp cận khác nhau là cần thiết để giải quyết hiệu quả gánh nặng toàn cầu của bệnh răng miệng”.
Trong bài báo đầu tiên của loạt bài hai phần trên tuần san y khoa tổng quan The Lancet, giáo sư Watt và các cộng sự đã xem xét chất lượng dịch vụ chăm sóc răng miệng trên toàn thế giới. Theo đó có khoảng 158 triệu người, tương đương 2-3% dân số toàn cầu, hoàn toàn mất hết răng trong năm 2010, thường là do không chăm sóc răng.
Nghiên cứu cho thấy đau răng miệng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, cứ sau 4 tuần lại ảnh hưởng đến hơn 1/4 người trưởng thành ở Anh.
Trẻ em có nguy cơ bị "tiền sử đau răng" nếu sâu răng không được giải quyết nhanh chóng. Các vấn đề nha khoa có thể dẫn đến thời gian nghỉ học và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.
Các nhà nghiên cứu nói rằng: "Bệnh răng miệng có những ảnh hưởng đáng kể như gây đau, nhiễm trùng máu, làm giảm chất lượng cuộc sống, mất ngày học, gián đoạn gia đình và giảm năng suất làm việc và chi phí điều trị nha khoa khá tốn kém".
Tình trạng sức khỏe răng miệng có nhiều yếu tố nguy cơ tiềm ẩn giống như các bệnh không lây nhiễm, chẳng hạn như sử dụng đường, thuốc lá và uống rượu bia. Đường là nguyên nhân cơ bản của sâu răng, đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình.
Trong khi tiêu thụ đồ uống có đường là cao nhất ở các nước thu nhập cao, doanh số bán hàng cũng đang tăng lên ở nhiều nước thu nhập thấp.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc ngăn ngừa sâu răng, một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất trên toàn cầu, đòi hỏi phải thực hiện trên toàn thế giới theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về lượng đường.
WHO khuyến nghị các cá nhân nên tiêu thụ ít hơn 10% tổng năng lượng từ không đường và lượng tiêu thụ dưới 5% sẽ có lợi.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: "Điều trị nha khoa một mình không thể giải quyết vấn đề này. Cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau hiện đang là vấn đề cần thiết để giải quyết thách thức sức khỏe toàn cầu. Chăm sóc nha khoa hiện tại và các phản ứng về sức khỏe cộng đồng phần lớn không đầy đủ và tốn kém, khiến hàng tỷ người không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng cơ bản".
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước thu nhập trung bình, gánh nặng của bệnh răng miệng là rất lớn, nhưng hệ thống chăm sóc răng miệng thường kém phát triển và không phù hợp với đa số người dân.Trong khi ở các nước thu nhập thấp, tình hình tương đối tệ, ngay cả chăm sóc nha khoa cơ bản cũng không có và hầu hết các bệnh vẫn chưa được điều trị.
Các nhà nghiên cứu cho biết, gánh nặng của bệnh răng miệng đang tăng lên, vì nhiều người đã tiếp xúc với các nguy cơ chính của bệnh răng miệng.
Giáo sư Watt cho biết: "Việc sử dụng các biện pháp can thiệp phòng ngừa lâm sàng như dùng fluoride tại chỗ để kiểm soát sâu răng được chứng minh là có hiệu quả cao, tuy nhiên vì nó được coi là "thuốc chữa bách bệnh", nó khiến nhiều người quên mất đi sự thật rằng sử dụng đường vẫn là nguyên nhân chính của bệnh".
"Chúng ta cần quy định và luật pháp chặt chẽ hơn để hạn chế tiếp thị và ảnh hưởng của ngành công nghiệp đường, thuốc lá và rượu nếu giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng răng miệng".
Các nhà nghiên cứu kêu gọi các cách tiếp cận chính sách mạnh mẽ hơn để giải quyết nguyên nhân cơ bản của bệnh răng miệng. Tại Châu Âu năm 2015, chi phí cho các bệnh về răng miệng đứng thứ ba (90 tỷ euro) sau chi phí cho bệnh tiểu đường (119 tỷ euro) và các bệnh tim mạch (111 tỷ euro).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện