Gần 1 năm ở nhà chú, tôi phải làm quần quật như người giúp việc
Muốn luộc khoai 'bở tung', thơm ngon gấp 3 lần chỉ cần cho thêm 1 thứ này, đảm bảo ai ăn cũng 'nghiện' / Muốn luộc trứng không cần nước vẫn thơm ngon chỉ cần bỏ thêm 1 thứ này vào nồi
Do điều kiện kinh tế của gia đình tôi khó khăn nên sau khi học xong cấp 3 mẹ bắt tôi phải đi làm kiếm tiền để nuôi hai em ăn học. Nhưng tôi đã xin mẹ cho được học tiếp, sẽ tự kiếm tiền để ăn học, rồi mẹ đã khóc và đồng ý.
Khi vào đại học, mẹ lo con vất vả nên đã gửi tôi đến nhà chú thím để đỡ tốn tiền ăn và tiền phòng trọ. Mẹ bảo chú thím tốt lắm, tôi cố gắng chăm chỉ làm việc nhà và trông các em để được đối xử tốt.
Hàng ngày ở nhà thím, trong khi mọi người đang ngủ say tôi phải dậy từ lúc 5h sáng, chuẩn bị bữa cho cả nhà, rồi phơi quần áo và quét dọn nhà cửa. Sợ muộn học tôi không thể đợi chú thím ăn cơm cùng nên ăn tạm bát cơm với nước mắm cho xong.
Buổi trưa đi học về, tôi qua trường đón em cho thím rồi về nấu ăn. Còn bữa tối tôi phải đón cả hai em và nấu cơm, rồi tắm rửa và dạy các em học, chỉ đến khi mọi người đi ngủ hết, tôi mới có thời gian để học bài.
Mỗi khi làm vỡ cái bát hay nấu ăn dở, thím đều mắng là con gái vụng về, lại nhà nghèo thế chỉ có ế chồng, rồi sẽ khổ cả đời thôi. Những lúc đó, tôi chỉ có chui vào nhà tắm khóc.
Rồi những khi ngồi ăn cơm, tôi chỉ dám gắp đồ ăn khi mọi người đã ăn chán chê, còn dư ra cái xương xẩu hay những chỗ mỡ nuốt không nổi thì mới đến lượt.
Không muốn bố mẹ ở quê phải lo lắng cho con nên tôi luôn nói tốt về gia đình chú thím nhưng thực ra lại chán ghét ngôi nhà đó vô cùng, bởi họ coi tôi như là người giúp việc vậy.
Sống ở thành phố được một thời gian, tôi cũng khôn ra nên đã tự kiếm được việc làm thêm, sau đó một người bạn biết tôi đang phải sống cực khổ nên đã kéo đến ở cùng.
Khi biết tôi sắp chuyển đi, thím có vẻ tiếc nuối lắm, tìm mọi cách để níu kéo nhưng tôi cảm thấy rất sợ những con người trong ngôi nhà đó, mang tiếng là chú thím nhưng họ đối xử với cháu còn thua cả người dưng.
Biết không thể giữ nổi nữa, thím nói câu: "Cháu ở với chú thím được gần một năm rồi, hàng ngày làm việc nhà thì coi như trả vào khoản phòng trọ, còn tiền ăn chưa có. Thương cháu con nhà nghèo, thím lấy mỗi tháng có một triệu đồng thôi, bây giờ chưa có tiền trả thì mỗi tháng đưa một ít cũng được".
Nghe đến đây tôi hoảng sợ thật sự, không ngờ mình lại có người thím keo kiệt bủn xỉn đến vậy. Những ngày sống trong nhà đó tôi làm đủ mọi việc, chẳng khác gì người làm công, thế mà giờ đây thím lại đòi tiền ăn. Lúc đó cũng có chú ngồi cạnh mà không thèm nói giúp cháu một câu khiến tôi rất hận.
Theo mọi người tôi phải nói làm sao để thím không thể lấy tiền ăn của tôi được đây?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích