Đời sống

Gia Lai: Làm ngày không đủ, tranh thủ mỗi tối kiếm tiền triệu

Sau công việc làm rẫy, người dân sống quanh khu vực sông Sê San (huyện Ia Grai – Gia Lai) lại tiếp tục với công việc chài lưới của mình. Những người vui miệng thường ví họ bằng câu ‘làm ngày không đủ, tranh thủ kiếm tiền triệu mỗi tối’.

Những thực phẩm giúp 'cô bé' luôn tràn đầy năng lượng / Làm giàu ở nông thôn: Chỉ thu 1 lứa hoa hồng mà có gần 1 tỷ

Gác lại công việc thường nhật, anh Hoàng Văn Như lại bắt đầu cuộc sống mưu sinh đêm của mình bằng việc chèo thuyền trên dòng Sê San.

Chiếc thuyền rời bến hướng đến những chiếc vó đã được đặt trước trên sông. Đến mỗi chiếc vó, anh Như bắt đầu bật chiếc đèn ác quy đã được gắn sẵn, đồng thời hạ thấp chiếc vó xuống nước. Có 20 chiếc vó tất thảy, mỗi vó đặt cách nhau chừng 200m. Sau khi bật đèn, hạ vó cho tất cả các vó của mình, anh Như mới trở về nhà ăn cơm tối cùng gia đình.

Ngoài công việc thường nhật, những người dân nơi đây chỉ thắp đèn, kéo lưới cũng kiếm tiền triệu mỗi đêm.

Khi những người dân còn đang say giấc nồng, anh Như đã thức dậy với công việc trên sông của mình. Chừng mười phút kéo vó lên, những chú cá nhỏ như ngón tay bắt đầu búng, nhẩy lách tách trắng phau trên mặt vó. Vừa áp sát thuyền vào vó, một tay anh vừa trút hết cá vào thuyền. “Mẻ này chắc được hơn 10kg cá cơm các chú ạ” – anh Như áng chừng.

Mất chừng 2 tiếng đồng hồ để kéo hết 20 chiếc vó của mình, trong thuyền anh Như đã trĩu nặng cá. Theo ước lượng của anh Như, đêm nay anh cất được khoảng hơn 2 tạ cá.

Cá sau khi đánh về được đưa lên lưới phơi trong vòng 1 ngày là khô. Hiện giá cá cơm trên thị trường Hà Nội dao động từ 220.00 – 250.000 đồng/1kg.

Cá cơm sau khi đưa về bến nếu thương lái mua thì bán, không thì người dân sẽ mang về phơi khô rồi bán lại. “Cá tươi có giá từ 25.000 – 27.000/1kg; còn cá khô thì hao hơn, giá phải đắt hơn rồi, khoảng 120.000 – 150.000/ 1kg tùy theo từng mùa” – anh Như cho biết.

 

Chia sẻ với phóng viên, anh Như cho biết, đa số những người làm nghề này đều làm tay trái, ngoài công việc thường nhật như làm nương, làm rẫy ra thì tối tranh thủ kiếm thêm. “Chẳng phải đêm nào cũng được như vậy, có đêm chỉ được vài chục cân” – anh Như nói.

Cá cơm sau khi được đánh bắt lên bờ, người dân bắt đầu tung lên các lưới đã căng sẵn. Bởi cá nhỏ nên chỉ phơi trong ngày là đã khô quắt đóng bao cất kỹ hoặc bán cho thương lái.

Với người dân sinh sống ở dọc con sông Sê San này, cá cơm tươi trước nay chỉ dùng làm mắm hoặc thức ăn cho cá nuôi lồng. Còn khi đã phơi khô, nó trở thành món ăn thường nhật cho mỗi bữa cơm trong gia đình. Những người đã ăn cá cơm một lần thì khó có thể quên.

Hoặc đóng gói, cất ăn dần trong năm.

Chị Hoa, một thương lái ở xã Ia O, huyện Ia Grai tiết lộ, mỗi ngày, chị nhập hàng tấn cá cơm, sau đó đem phơi khô và bán đi các thị trường khác. “Vừa dễ ăn, lại đảm bảo về an toàn thực phẩm bởi đánh dưới sông lên, phơi khô và đem bán chứ không phải sử dụng bất cứ một loại hóa chất nào” – chị Hoa chia sẻ. Cũng theo tiết lộ của chị Hoa, mỗi tháng chị xuất đi các tỉnh như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… hàng trăm tấn cá cơm.

 

Cũng theo chia sẻ của anh Như và những ngư dân mưu sinh trên dòng Sê San này, mỗi tháng họ chỉ nghỉ có 2 ngày là 14 và 15 âm lịch, còn tất cả các đêm trong tháng, đêm nào cũng chèo thuyền, đánh cá. “Cá cơm là loài thấy ánh sáng là chạy tới, bởi thế chỉ cần thắp đèn sáng là chúng tìm vào. Hai ngày 14 và 15 là đêm trăng sáng, nên cá tìm tới đèn sẽ ít hơn” – anh Như lý giải.

1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm