Gia Lai: Tiêu chết, vợ chồng đục mủ từ cây trôm mà "ôm" bạc triệu mỗi ngày
Nhà nào trồng cây chanh thì cũng như có "bảo bối" chữa bệnh cho trẻ / Sơn La: Ông Thắng thắng lớn nhờ trồng xoài, bưởi trên đất dốc
- Video tiêu chết, vợ chồng đục mủ từ cây trôm mà "ôm" bạc triệu mỗi ngày.
Không quá khó khi tìm đến khu vườn trồng câytrôm cho mủ của gia đình ông Đức bởi câu chuyện làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của vợ chồng ông đã lan đi khắp xã Ia Dreng. Thậm chí, cái tên mủ trôm Bằng Đức của ông cũng đã có mặt tại các hội chợ của huyện Chư Pưh tổ chức hàng năm và lan ra tỉnh Gia Lai.
Vườn cây trôm của vợ chồng ông Đức sau khi vườtiêu chết. Ảnh: Trần Hiền.
Trước đó, năm 2008 vợ chồng ông Đức rời quê hương Thái Bình vào tỉnh Gia Lai lập nghiệp. Lúc bấy giờ, ông thấy mọi người đều trồng tiêu nên ông cũng mày mò tìm cách trồng. Tuy nhiên không giống với mọi người, ông không xây trụ hoặc trồng các loại cây thân gỗ khác để cho tiêu bám mà bắt đầu trồng câytrôm làm trụ tiêu. Lúc đó ông nghĩ rằng nếu tiêu có bệnh, chết hay xuống giá còn có mủ cây trôm bù đắp. Nghĩ là làm, hai vợ chồng xuống Bình Thuận lấy giống cây trôm về trồng.
Ông Đức nói về việc khai thác mủ cây trôm: Sau khi gắn chai, mủ trômsẽ chảy ra chai nhựa và người trồngbắt đầu thu hoạch. Ảnh: Trần Hiền.
Quả thật không nằm ngoài dự đoán, ông Đức mới thu được mấy vụ thì hàng nghìn trụ tiêu bắt đầu bị bệnh rồi chết sạch. Khi cả xã đang loay hoay với hàng nghìn trụ tiêu chết thì vợ chồng ông Đức chuyển sang khai thác mủ trôm từ trụ tiêu chết. Trung bình mỗi ngày ông có thể khai thác từ 5-7 kg mủ trong vườn trồng 2.000 gốc trôm, giá trung bình của loại mủ trômdao động từ 120.000 đồng- 150.000 đồng/kg.
Ông Đức cũng là người đầu tiên đưa loại cây trôm về vùng đất Ia Dreng trồng và khai thác mủ thương mại. Ảnh: Trần Hiền.
Vừa lấy mủ trôm, ông Đức vừa chia sẻ: “Vườn cây trôm trồng cũng được 10 năm rồi, đến năm thứ 4 là cây sẽ cho thu hoạch mủ. Lúc mới trồng cây trôm phát triển khá nhanh, giống ngàyđó tôi mua khoảng 10.000 đồng/cây. Công đoạn lấy mủ trôm khá đơn giản, chỉ cần chọn các chai nhựa sạch cắt lấy phần đầu chai. Tiếp đó lấy thanh sắt đục từng lỗ nhỏ trên thân cây trôm vừa bằng với cổ chai rồi nhét chai vào để đựng mủ..".
Theo ông Đức, cứ khoảng 5-7 ngày sẽ thu được mủ trôm chảy ra từ chai nhựa. Cứ sau 20 ngày ông sẽ đổi vị trí gắn chai. Mủ trôm có thể thu hoạch quanh năm trừ mùa lá rụng nên hạn chế vì ảnh hưởng đến sự phát triển của cây...
Sau khi lấy mủ từ cây trôm, vợ chồng ông Đức tiến hành phơi dẻo và cắt thành mẫu theo đơn đặt hàng. Ảnh: Trần Hiền.
Trung bình một tháng, 2 vợ chồng Đức thu về khoảng 2 tạ mủ trôm, nếu đắt khách mỗi tháng ông Đức sẽ thu về 20 triệu đồng. "Hiện tuổi thọ trung bình của cây mủ trômtừ 50-70 năm, như vậy nếu giá cả ổn định gia đình tôi sẽ khá giả từ việc khai thác mủ trôm....", ông Đức chia sẻ với PV Dân Việt.
Một kg mủ trôm sẽ có giá giao động từ 120.000 - 150.000 đồng
Chia sẻ với Dân Việt về đầu ra cho loại mủ đặc biệt này ông Đức khá băn khoăn: “Hiện tại, đầu ra của cây mủ trôm vẫn chưa thực sự ổn định vì người dân chưa biết đến loại mủ này nhiều. Đa số khách hàng của gia đình tôi là người ở Sài Gòn, vì thế khâu chuyển hàng xuống dưới đó cũng mất khá nhiều chi phí. Bên cạnh đó, khách hàng yêu cầu khá nhiều mẫu, khi thì mủ dài khi lại cắt ngắn nên rất khó làm....".
Theo ông Đức, bởi loại mủ trôm khi khách hàng đặt mẫu, vợ chồng ôngphải phơi dẻo cắt đóng gói rồi xuất bán chứ không sửa lại mẫu được. Thời gian tới nếu đầu ra ổn định, vợ chồng ông sẽ mở rộng diện tích trồng cây trôm vì thổ nhưỡng đất ở vùng này tuy xấu nhưng cây mủ trôm vẫn phát triển rất mạnh...
Theo ông Đức, mủ trôm có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan, mát gan, điều hòa đường huyết ổn định huyết áp và chống lão hóa làm đẹp da
Không chỉ đóng gói, xuất bán mủ trôm theo cáchthông thường ông Đức còn xây dựng thương hiệu với cái tên mủ trôm Bằng Đức trên địa bàn xã Ia Dreng. Sản phẩm mủ trôm Bằng Đức cũng đã được ông Đức giới thiệu tại các hội chợ của huyện Chư Pưh...
Mủ trôm hay nhựa trôm là chất tiết được thu hoạch từ vỏ thân cây trôm, tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam. Công dụng khác không phải ai cũng biết của mủ trôm đó là làm đẹp đặc biệt trị mụn bằng mủ trôm vô cùng hiệu quả nhờ vào thành phần hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, R-Rhamnose, acide D-galacturomic… |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2