Đời sống

Sơn La: Ông Thắng thắng lớn nhờ trồng xoài, bưởi trên đất dốc

Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.

Sơn La: Nắng chang chang, trồng cải bẹ xanh ngút ngàn, bán lúc nào cũng đắt / Tuyên Quang: Hai chàng hotboy rủ nhau về quê "nghịch đất" trồng rau "5 không"

Bỏ cà phê, đánh cược với xoài

Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN, ông Thắng cho biết: “Trước đây, mảnh đất này được gia đình tôi trồng ngô và cà phê. Hai giống cây này đòi hỏi công chăm sóc và chi phí đầu tư lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại không cao nên gia đình chuyển sang trồng cây ăn quả như: Xoài, bưởi, nhãn.

ong thang thang lon nho trong xoai, buoi tren dat doc hinh anh 1

Ông Thắng phấn khởi khi vườn cây ăn trái, nhất là vườn xoài của gia đình đã và đang cho trái ngọt. Ảnh: Tuệ Linh

Ông Thắng cho biết thêm: Sau khi tìm hiểu kỹ thuật trồng xoài, năm 2014, tôi mạnh dạn chặt bỏ vườn cà phê chuyển sang trồng xoài địa phương. Giống xoài địa phương phù hợp với đất Nà Sản nên phát triển rất tốt.

“Trong một lần đi tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn quả ở xã Hát Lót do Hội Nông dân và khuyến nông xã tổ chức, tôi biết đến giống xoài lai cho quả khủng từ 2 – 3kg/trái; ăn ngọt, được thị trường ưa chuộng. Năm 2016, tôi thực hiện ghép cải tạo toàn bộ vườn xoài của nhà bằng giống xoài lai” – ông Thắng nhớ lại.

Theo ông Thắng, để xoài phát triển tốt, quả cho năng suất cao thì khâu quan trọng nhất là bón phân đầy đủ, đúng kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh ruồi vàng.

Nhờ được chăm sóc tốt, sau 2 năm thực hiện kỹ thuật ghép mắt, vườn xoài nhà ông Thắng đã cho bói lứa quả đầu tiên. Cây nào cây nấy quả sai trĩu trịt. Để ngăn sâu bệnh gây hại cho trái xoài, ông Thắng không dùng thuốc phun trừ mà mua túi vải bọc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

“Dùng túi vải bọc trái xoài không những tránh được ruồi vàng châm, chích vào quả mà còn phòng, chống được một số loại côn trùng gây hại khác; mẫu mã quả đẹp hơn; chất lượng đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng” – ông Thắng tiết lộ.

 

Dùng túi vải bọc tránh sâu bệnh

Chia sẻ thêm về kỹ thuật bón phân, ông Thắng cho hay: “Quy trình bón phân của tôi chia thành các đợt bón khác nhau. Đầu tiên, sau khi thu hoạch quả xong, tôi dùng phân chuồng ủ hoai mục để bón. Trước khi cây chuẩn bị ra hoa, bón phân Đầu Trâu, phân hữu cơ. Sau khi cây đậu quả, bón phân Đầu Trâu và phân kali”.

Ông Thắng cho biết: Chi phí dùng túi vải bọc quả xoài vẫn đắt hơn chi phí mua thuốc trừ sâu để phun nhưng để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, tôi vẫn lựa chọn phương pháp dùng túi vải.

Năm 2018, ông Thắng thu được gần 2 tấn quả xoài tươi. Với giá bán tại vườn đầu vụ là 10.000 đồng/kg, giữa vụ 18.000 – 22.000 đồng, ông Thắng thu được 30 triệu đồng.

“Trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao gấp 6 – 7 lần so với trồng ngô và cà phê. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang, cuộc sống ổn định hơn, con cái được học tập đầy đủ. Trong thời gian tới, để nâng cao thu nhập cho gia đình, tôi sẽ đăng ký tham gia hợp tác xã Ngọc Lan để sản phẩm xoài của gia đình tôi có thể tham gia xuất khẩu” – ông Thắng bày tỏ.

 

1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm