Gia vị cũng cần bảo quản đúng cách, không thì sớm muộn người dùng cũng sinh bệnh
Dùng thực phẩm bổ sung không đúng cách có thể dẫn đến những rủi ro sức khỏe / Nếu không muốn tăng cân thì hãy tránh xa những loại thực phẩm này
Một trong những thứ không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình chính là những loại gia vị, giúp tăng sự hấp dẫn cho hương vị các món ăn thường ngày.
Thường xuyên sử dụng là thế những không phải ai cũng biết cách bảo quản các loại gia vị đúng cách. Việc này có thể vô tình rút ngắn hạn sử dụng, gây biến đổi chất, từ đó làm mất đi hương vị thơm ngon và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Điển hình là gây ra các chứng ngộ độc, tiêu chảy, viêm loét hay nhiễm khuẩn…
Nhiều người cũng thường lầm tưởng rằng gia vị không có hạn sử dụng, hoặc cố tình “phớt lờ” thông tin này. Theo một số báo cáo, các loại gia vị có khả năng sử dụng và giữ được mùi vị tốt nhất trong vòng 1 năm. Đối với các loại nguyên dạng, không nghiền nhỏ, con số này có thể lên tới 3 - 5 năm.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng chưa đến thời hạn để bỏ đi, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng để nhận biết kịp thời sự bất thường.
Phép thử nhận biết nhanh gia vị hết hạn
3 cách đơn giản nhất được chỉ ra khi kiểm tra gia vị đó là sự vào màu sắc (thị giác), mùi hương (khứu giác) và hương vị (vị giác).
Nếu màu sắc gia vị xỉn hơn nhiều so với ngày đầu mới mua về, đây là dấu hiệu nhắc nhở bạn đã đến lúc nên thay thế chúng.
Hoặc nếu xảy ra tình trạng chảy nước, vón cục hoặc nấm mốc, đây cũng là những báo động để bạn loại bỏ ngay lập tức.
Tình trạng vón cục hay nấm mốc là dấu hiệu cho biết gia vị đã không còn sử dụng được nữa. (Ảnh minh họa)
Vẫn sẽ có một số trường hợp ngoại lệ, khi gia vị vẫn giữ được màu sắc nguyên bản dù đã quá hạn sử dụng. Lúc này, bạn có thể nghiền hoặc xoa một lượng nhỏ gia vị lên tay. Nếu không còn thấy mùi hoặc rất ít mùi chứng tỏ tinh dầu gia vị đã bay hơi, mùi vị sẽ không còn thơm ngon.
Mỗi loại gia vị lại có cách bảo quản riêng
Các loại gia vị phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt có thể kể đến như muối, tiêu, đường, gừng hay tỏi. Với mỗi loại, lại có những phương pháp bảo quản khác nhau.
Với muối:
Để tránh tình trạng muối chảy nước hay vón cục, bạn có thể cho một ít gạo vào hũ muối để hút ẩm, hoặc đặt 1 tờ giấy thấm ở đáy hũ muối. Sau mỗi lần sử dụng, hãy nhớ đậy lọ kín, đặt nơi khô ráo, thoáng mát, tránh đặt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Với tỏi
Đối với tỏi, tỏi chưa bóc vỏ chỉ cần để nơi khô thoáng trong bếp và tránh để chung với khoai tây. Tuân thủ điều này, thời gian sử dụng của chúng có thể lên đến 3 - 5 tháng. Nếu tỏi đã bóc vỏ hoặc xay nhuyễn, hãy buộc kín và để ngăn đá, tránh để ở nhiệt độ phòng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Nhiều người cũng thường lầm tưởng việc bảo quản tỏi trong tủ lạnh sẽ tốt hơn, tuy nhiên điều này lại hoàn toàn phản tác dụng.Cất tỏi trong tủ lạnh sẽ kích thích mọc mầm, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của chúng.
Với đường
Có đặc tính ngọt, nếu bạn bảo quản đường một cách không cẩn thận, xảy ra sơ hở, nó sẽ trở thành “miếng mồi ngon” dành cho kiến, gián hay các loài côn trùng gây hại khác.
Hãy thử vòng vài sợi dây thun quanh thân hũ đường, mùi nhựa từ sợi thun sẽ khiến kiến tránh xa khu vực này. Đơn giản hơn, là lau sạch miệng lọ và đóng chặt nắp sau mỗi lần sử dụng.
Nếu đường bị chảy nước, dùng một lát táo mỏng hoặc một lát bánh mì để khắc phục tình trạng này.
Với tiêu
Cũng tương tự như đường, tiêu cần được bảo quản trong hũ kín hoặc túi nilon buộc chặt để hạn chế tối đa việc bị bay hơi. Tuy nhiên, một loại gọi là tiêu xanh lại cần để trong tủ lạnh để tránh mất nước.
Với gừng
Cách tốt nhất để bảo quản gừng là vùi chúng vào trong hũ có cát hoặc gói trong giấy bạc để tủ lạnh ngăn mát. Nếu để ở môi trường bên ngoài, gừng sẽ dễ bị khô và trở nên thâm đen, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn đúng loại lọ, hộp đựng để việc bảo quan gia vị được tối ưu nhất. Nhiều chị em nội trợ bị đánh lừa bởi mẫu mã đẹp mà quên mất hai yếu tố cần lưu tâm khi lựa chọn hũ đựng gia vị là chất liệu và nắp đậy.
Chất liệu inox dễ bị oxy hóa, gỉ sét và rất nguy hiểm nếu các chất độc hại này ngấm vào gia vị nêm nếm món ăn của gia đình. Bên cạnh đó, những hũ đựng không có nắp hoặc nắp đậy không kín cũng sẽ dễ khiến gia vị dễ bị chảy nước, hư hỏng nhanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’