Giải mã câu hỏi: Bé không ngủ trưa, việc phát triển trí não bị ảnh hưởng như thế nào?
Giải mã những bí ẩn xoay quanh giấc ngủ và hiện tượng 'bóng đè' / Dấu hiệu tích cực đối với sức khỏe của giấc ngủ 8 tiếng
Nhiều người cho rằng, việc trí não của trẻ sẽ không phát triển nếu trẻ ít hay không ngủ trưa là đúng. Tuy nhiên, chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh điều này. Song, trên thực tế thì giấc ngủ trưa thật sự có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bộ não của trẻ.
Trẻ từ 0 đến 1 tuổi có thời gian ăn uống ngủ chiếm hầu hết thời gian do các chức năng trong cơ thể đều đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ. Nếu trẻ sinh hoạt đều đặn như thế thì sẽ trưởng thành và phát triển tối ưuẢnh minh họa
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi, tốc độ sinh trưởng giảm dần. Lúc này, trẻ sẽ không còn thích ngủ nhiều nữa mà bắt đầu hiếu động hơn. Trẻ hứng thú với thế giới bên ngoài, thích tìm tòi khám phá. Nếu trẻ tỏ ra “sung sức”, không muốn ngủ nhiều, đặc biệt là giảm hẳn giấc ngủ trưa, thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Cha mẹ chỉ cần trẻ vẫn ăn uống và khỏe mạnh, không khóc quấy bất thường thì chứng tỏ trẻ vẫn đang phát triển tốt.
Tuy rằng nói cho dù trẻ không ngủ trưa thì trí não vẫn có thể phát triển bình thường, nhưng chúng ta vẫn không thể phủ định nhiều lợi ích mà giấc ngủ trưa đem lại cho trẻ. Nhận thức được điều này, cha mẹ nênkhuyến khích và tập cho trẻ thói quen nghỉ ngơi vào buổitrưa.
Dưới đây là những lợi ích của giấc ngủ trưa đem lại cho trẻ:
Tăng cường trí nhớ
Khả năng ghi nhớ của trẻ trong 1 tháng tuổi còn rất hạn chế. Trong khi đó, giấc ngủ trưa có thể giúp não bộ của trẻ được thư giãn trong ngày, có thể củng cố những thông tin mà trẻ thu nhận được trong cả buổi sáng.
Nâng cao hệ miễn dịch
Ngoài việc tăng sức đề kháng, ngủ trưa có thể giải tỏa mệt mỏi sau những hoạt động buổi sáng của trẻ. Khi cơ thể được nghỉ ngơi trong từng giai đoạn của một ngày thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng được thư giãn, phục hồi năng lượng và phòng ngừa bệnh tật.
Cải thiện tâm trạng
Những trẻ ngủ không đủ giấc, đặc biệt là thiếu đi giấc ngủ trưa thường có tâm trạng dễ căng thẳng, khóc quấy, khó chịu. Vì vậy, dù chỉ là thời gian ngắn nhưng bạn vẫn nên tập cho bé ngủ trưa.
Làm sao để trẻ dễ ngủ trưa hơn cũng là vấn đề khiến cha mẹ đau đầu.
Trước hết, bạn cần tạo thói quen cho trẻ mỗi ngày vào thời gian cố định cần phải ngủ trưa, có thể từ 12h-14h.Ban đầu bạn có thể đưa ra phần thưởng khi trẻ ngủ trưa thật ngoan, từ từ trẻ sẽ hình thành thói quen ngủ đúng giờ mà không cần nhắc nhở.
Tiếp theo, cha mẹ vỗ về tâm trạng của trẻ trước khi ngủ. tạo cho trẻ cảm giác dễ chịu, an tâm để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Nếu bữa ăn bạn cho trẻ ăn quá no thì rất khó để trẻ ngủ trưa ngon giấc. Tốt nhất, bạn nên tạo thói quen để trẻ ăn no khoảng 7 – 8 phần là được. Nếu sau khi ngủ trưa dậy mà trẻ cảm thấy đói, bạn có thể cho trẻ ăn thêm ít điểm tâm để bổ sung năng lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn