Đời sống

Hành lá hóa ‘thuốc độc’ khi chế biến sai cách

Hành lá chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, và C...giúp tăng cường hệ miễn dịch, tuy nhiên, nếu không biết chế biến đúng cách, bạn có thể biến hành thành "thuốc độc", ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

5 thực phẩm cho vào tủ lạnh, dễ nhiễm khuẩn mẹ đừng dại cho con ăn / Những thực phẩm chữa chứng táo bón ở trẻ nhỏ

Hành lá là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của mọi gia đình Việt. Không chỉ giúp các món ăn thêm thơm ngon, hành lá còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu chế biến không đúng cách, hành lá có thể trở thành "thuốc độc", ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể.

Bài viết này chúng tôi chỉ ra những lợi ích tuyệt vời của hành lá với cơ thể và một số lưu ý khi chế biến hành để không ảnh hưởng tới cơ thể:

Lợi ích tuyệt vời của hành lá

Giúp xương chắc khoẻ

Trong 12 gram hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 microgram vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.

Hợp chất chứa trong hành có thể ngăn ngừa các tác động phá vỡ xương. Hành lá còn đặc biệt tốt với phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi trải qua thời kỳ mãn kinh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn hành lá giúp xương chắc khỏe

Giúp tim khỏe mạnh

Hành lá là một thực phẩm tốt cho tim. Sự hiện diện của crom, vitamin B6 và lưu huỳnh trong hành lá giúp tim luôn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn.

Hành lá cũng giúp những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cải thiện sức khỏe đáng kể do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, hành lá giúp giảm những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Giúp ngăn ngừa ung thư

 

Hành lá cũng chứa pectin, có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư đại tràng; các nguyên tố vi lượng selen trong hành lá có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dạ dày, phòng ngừa ung thư dạ dày.

Quercitin trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan đến ung thư buồng trứng.

Giúp giảm viêm nhiễm

Hành lá đóng vai trò “cứu trợ” hữu hiệu khi cơ thể chúng ta xảy ratình trạng viêm. Điều này là do hành ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.

Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

 

Hanh la hoa ‘thuoc doc’ khi che bien sai cach hinh anh 2

Hành lá giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt

Giúp tăng cường miễn dịch

Hành lá giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt, đồng thời giúp loại bỏ các enzyme tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các mô tế bào và DNA.

Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh, trị cúm rất tốt.

Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng. Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.

Chống bệnh tiểu đường

 

Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể.

Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.

Những sai lầm khi chế biến hành

Hành lá và đậu phụ

Axit oxalic trong hành lá sẽ chuyển hóa thành canxi oxalate khi chúng ta chế biến chung với đậu phụ, quá trình này cản trở cơ thể hấp thụ canxi.

 

Chúng ta cũng không nên cho hành vào những thực phẩm giàu canxi vì sẽ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm đó.

Hành và mật ong

Hanh la hoa ‘thuoc doc’ khi che bien sai cach hinh anh 3

Hành và mật ong khi kết hợp với nhau sẽ sản xuất ra các chất độc hại cho cơ thể

Hành kết hợp với các món có mật ong cũng có thể gây tiêu chảy. Mật ong có tác dụng thanh nhiệt; trong hành chứa nhiều chất, gặp axit hữu cơ và enzyme trong mật ong, sẽ sinh ra phản ứng hóa học, sinh ra chất có độc và kích thích đường tiêu hóa, gây trướng bụng, tiêu chảy.

Hành là loại gia vị thông thường trong các bữa ăn hàng ngày. Cũng như những loại thảo dược thiên nhiên khác, hành lá được Y học đánh giá cao trong khả năng phòng và trị bệnh. Tuy nhiên, hãy sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khỏe một cách an toàn nhất.

Theo Thúy Nga/VTC News
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm