Đời sống

Hiểm họa không ngờ từ việc tắt báo thức rồi ngủ tiếp mà nhiều người mắc phải

Rất nhiều người có thói quen tắt báo thức đi và ngủ tiếp nhiều lần vào buổi sáng, theo các chuyên gia y tế, điều này tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe.

Cách trồng xà lách trong thùng xốp / 4 vùng da lộ rõ các dấu hiệu tuổi tác nhất trên gương mặt

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Notre Dame trong một cuộc khảo sát cho biết có đến 57% người được hỏi tiết lộ họ thói quen bấm tắt báo thức để ngủ thêm vài phút vào buổi sáng.

Việc tắt báo thức hoặc đặt nhiều báo thức xen kẽ cách nhau 5 phút có vẻ vô hại, nhưng nó có thể trở thành một thói quen ngấm ngầm có thể phá hỏng chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn thường xuyên thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, việc đặt báo thức liên tục có thể là nguyên nhân.

Tại sao bạn không nên tắt báo thức rồi ngủ tiếp liên tục?

Tắt báo thức để ngủ lại sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn

hiem-hoa-khong-ngo-tu-viec-tat-bao-thuc-roi-ngu-tiep-1
Ảnh minh họa.

Chúng ta thường nghĩ rằng việc tắt báo thức để ngủ tiếp sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cảnh báo điều đó có hại hơn nhiều.

Tắt báo thức để ngủ tiếp nhưng chỉ vài phút sẽ đem đến cho bạn giấc ngủ bị phân mảnh và khiến bạn bị mệt mỏi hơn rất nhiều. Lý do là bởi khi cơ thể đã sẵn sàng thức dậy và giải phóng Cortisol – một loại Hormone giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh thì lại tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên đó là một giấc ngủ ngắn. Thông thường, một giấc ngủ đầy đủ chu kỳ sẽ cần đến 75 đến 90 phút.

Giấc ngủ bị phân mảnh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chú ý, khả năng nhận thức và tác động tiêu cực đến tâm trạng của bạ Ngay cả khi bạn không ngủ đủ giấc, tốt hơn hết là bạn nên thức dậy thay vì lăn qua lăn lại và phớt lờ báo thức.

hiem-hoa-khong-ngo-tu-viec-tat-bao-thuc-roi-ngu-tiep-2
Tắt báo thức ngủ tiếp có thể khiến khó ngủ vào ban đêm

Giấc ngủ ngắn giữa các lần báo thức không phải là một giấc ngủ đúng nghĩa. Nó có thể dẫn đến phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể và nhịp sinh học. Nhịp sinh học của bạn là thứ điều chỉnh một cách tự nhiên khi bạn mệt mỏi và khi bạn thức dậy.

Nếu bạn đặt báo thức và có một nhịp sinh học đều, khi chuông kêu, bạn có thể sẽ ở giai đoạn cuối của một giấc ngủ sâu đúng nghĩa. Tuy nhiên nếu tắt báo thức và ngủ tiếp, bạn có thể quay lại giai đoạn ngủ sâu. Sau đó, chỉ vài phút chuông lại kêu.

 

Những quá trình lặp lại nhiều lần đó, trong thời gian dài về cơ bản sẽ gây nhầm lẫn cho nhịp sinh học của bạn. Cơ thể bạn không chắc chắn khi nào nên đi ngủ và thức dậy. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, bạn có thể sẽ cảm thấy khó ngủ hơn vào ban đêm thậm chí mất ngủ kéo dài.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm