Đời sống

Hướng dẫn cách nấu cháo sườn thơm ngon sánh mịn, ngon hơn cả ngoài hàng

Nhắc tới những món cháo ngon ta không thể nào bỏ qua được món cháo sườn. Món cháo này “gây mê” cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nhờ cháo trắng mịn, sườn sụn sần sật… Còn chần chừ gì nữa mà ta không vào bếp nếu món cháo sườn thơm ngon, bổ dưỡng này.

Hướng dẫn cách làm mận lắc giòn ngon, chua cay chuẩn vị / Hướng dẫn cách làm thịt kho đậu hũ thơm ngon, không chê vào đâu được

Nguyên liệu: Cho khoảng 4-6 người ăn

a) Về phần sườn sụn, xương hầm và cách làm sạch, khử mùi:

 

- 400g sườn sụn

- 500-600 grams xương hom làm nước hầm. Nên chọn xương hom vì khi hầm sẽ cho ra nước trong, thanh và vị ngọt tự nhiên. Đây cũng là bí kíp của các hàng cháo nổi tiếng. Còn nếu thích cháo có vị béo, ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống.

- 150g thịt băm (nếu thích)

- Chút muối hạt

- Một nhánh gừng nhỏ đập dập

 

b) Về phần gạo:

- 2 chén gạo tẻ (khoảng 250 grams)

- 1/2 chén gạo nếp (khoảng 50 grams)

- Nước để ngâm

c) Các nguyên liệu khác: Quẩy giòn, ruốc bông, hành khô phi, 4-5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá.

 

d) Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm từ nấm hoặc rau củ tự nhiên, dầu ăn, hạt tiêu.

Cách làm:

Cách ngâm gạo: Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch (giữ lại nước vo gạo để rửa sườn, xương rất sạch). Sau đó, cho gạo cùng nước ngâm tầm 2,5 - 3 giờ cho gạo ''ngậm no'' nước. Sau khi ngâm, có 2 cách nấu cháo như sau:

- Cách 1: Để làm món cháo sườn sánh, mịn như kem ''trứ danh'' của Hà Nội thì đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này quấy với nước hầm xương cho tới khi sánh mịn màng.

Empty
Ảnh minh họa.

- Cách 2: Gạo sau khi ngâm, xay vỡ sơ rồi mới nấu nhừ trong nhiều giờ với nước hầm xương. Nhiều người thích cách này vì thời gian gạo ninh cùng nước xương mọi tinh túy đất trời mới vỡ vạc dần ra, tỏa lên hương thơm dịu dàng từ gạo mới quyện vào nước hầm ngọt thanh tạo nên dư vị khó quên.

 

Cách sơ chế sườn sụn, xương hom: Sườn sụn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo rồi cho vào nồi nước cùng chút muối hạt và gừng đập dập đun sôi để chần qua. Sau đó, rửa sạch sườn để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.

Cháo nóng hổi mịn màng, dịu thơm hương gạo mới kết hợp với sườn sụn sần sật, quẩy giòn rụm, ruốc bông tơi và hành phi thơm lừng... tạo nên món ngon đặc trưng khi vào đông ở miền Bắc. Ảnh: Bùi Thủy.Cháo nóng hổi mịn màng, dịu thơm hương gạo mới kết hợp với sườn sụn sần sật, quẩy giòn rụm, ruốc bông tơi và hành phi thơm lừng... tạo nên món ngon đặc trưng khi vào đông ở miền Bắc. Ảnh: Bùi Thủy.

Nguyên liệu: Cho khoảng 4-6 người ăn

a) Về phần sườn sụn, xương hầm và cách làm sạch, khử mùi:

 

- 400g sườn sụn

- 500-600 grams xương hom làm nước hầm. Nên chọn xương hom vì khi hầm sẽ cho ra nước trong, thanh và vị ngọt tự nhiên. Đây cũng là bí kíp của các hàng cháo nổi tiếng. Còn nếu thích cháo có vị béo, ngậy, có nhiều tủy thì chọn xương ống.

- 150g thịt băm (nếu thích)

- Chút muối hạt

- Một nhánh gừng nhỏ đập dập

 

b) Về phần gạo:

- 2 chén gạo tẻ (khoảng 250 grams)

- 1/2 chén gạo nếp (khoảng 50 grams)

- Nước để ngâm

Empty

c) Các nguyên liệu khác: Quẩy giòn, ruốc bông, hành khô phi, 4-5 củ hành tím, 1 củ hành tây, hành lá.

 

d) Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm từ nấm hoặc rau củ tự nhiên, dầu ăn, hạt tiêu.

Cách làm:

a) Cách ngâm gạo: Gạo tẻ và gạo nếp vo sạch (giữ lại nước vo gạo để rửa sườn, xương rất sạch). Sau đó, cho gạo cùng nước ngâm tầm 2,5 - 3 giờ cho gạo ''ngậm no'' nước. Sau khi ngâm, có 2 cách nấu cháo như sau:

- Cách 1: Để làm món cháo sườn sánh, mịn như kem ''trứ danh'' của Hà Nội thì đem xay gạo đã ngâm cùng nước cho tới khi mịn thành hỗn hợp bột nước. Nếu còn hạt thì lọc qua rây, tiếp tục xay tiếp cho tới khi thành bột nước mịn. Sau đó, mới dùng hỗn hợp này quấy với nước hầm xương (chia sẻ chi tiết bên dưới) cho tới khi sánh mịn màng.

- Cách 2: Gạo sau khi ngâm, xay vỡ sơ rồi mới nấu nhừ trong nhiều giờ với nước hầm xương. Nhiều người thích cách này vì thời gian gạo ninh cùng nước xương mọi tinh túy đất trời mới vỡ vạc dần ra, tỏa lên hương thơm dịu dàng từ gạo mới quyện vào nước hầm ngọt thanh tạo nên dư vị khó quên.

 

b) Cách sơ chế sườn sụn, xương hom: Sườn sụn, xương hom rửa sạch với nước vo gạo rồi cho vào nồi nước cùng chút muối hạt và gừng đập dập đun sôi để chần qua. Sau đó, rửa sạch sườn để loại bỏ các tạp chất, hơn nữa để giúp cho nước hầm cháo thơm, trắng trong.

Empty

Cháo sườn sụn trở thành món ăn không thể thiếu của người Hà Nội khi đông về. Ảnh: Bùi Thủy.Cháo sườn sụn trở thành món ăn không thể thiếu của người Hà Nội khi đông về. Ảnh: Bùi Thủy.

c) Cách hầm xương hom: Để ninh xương nhanh nhừ, nước thanh, trong, thơm ngon, chú ý các bí kíp sau:

- Cho xương hom đã rửa sạch cùng hành tím nướng (lột bỏ phần vỏ đen, rửa sạch), 1 củ hành tây, chút muối hạt vào nồi cùng lượng nước vừa đủ rồi đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa, hé chút vung nồi đun liu riu. Không nên nêm hạt nêm vì gia vị này làm từ xương hầm khi cho vào nước nóng sẽ nhanh chóng tan ra gây đục nước.

- Trong quá trình ninh, cần vớt bọt thường xuyên để nước xương được trong. Thời gian ninh tối thiểu là một tiếng, tốt nhất là 2-2,5 tiếng cho tới khi thịt bám quanh xương mềm ra. Nếu ninh lâu quá dễ bị chua và đục nước.

 

- Sau khi xương nhừ, vớt ra, lọc lấy nước dùng trong vắt.

d) Cách xào sườn sụn, rim thịt băm ăn kèm: Sườn sụn non dễ ăn, sần sật nên nhiều người rất thích. Có các cách lựa chọn như sau:

- Nếu thích ăn sần sật: Sụn sau khi rửa sạch, thái miếng vừa ăn (nếu nhà có trẻ nhỏ thì đem băm nhỏ) rồi ướp chút hạt nêm, mắm, hạt tiêu. Sau đó, phi thơm hành tím cho sườn sụn vào xào săn, nêm lại mắm muối theo khẩu vị gia đình.

- Nếu thích sụn mềm hơn, có thể cho vào hầm cùng xương hom, sau tầm một giờ lấy ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.

- Thịt lợn băm ướp chút hạt nêm, mắm muối rồi xào vừa khẩu vị.

 

e) Cách nấu cháo không bén nồi, mịn, sánh và thơm ngon:

- Cách 1: Để nấu cháo sườn phong cách người Hà Nội thì làm như sau: Gạo sau khi ngâm và xay mịn thì cho một chút nước sôi vào quấy đều tay cho tái tái phần bột. Sau đó, mới cho nước hầm xương hom (đã lọc sạch) cho lên bếp vừa đun vừa khuấy đều, nhanh tay để không bị vón cục và bén nồi. Từ lúc bột sôi, nấu tối thiểu 30- 35 phút bột gạo mới chín hẳn, nấu càng lâu thì càng ngon. Sau đó, nêm nếm gia vị theo khẩu vị gia đình.

- Cách 2: Nấu cháo kiểu ninh nhừ: Cho gạo đã xay vỡ sơ vào nồi nước hầm xương, rồi cho lên bếp đun sôi. Chú ý không đảo, không quấy để không bị bén, cháy đáy nồi. Khi nước sôi hạ nhỏ lửa và mở hơi hé vung nồi, ninh nhỏ lửa để cháo không bị trào ra ngoài khoảng 2 giờ. Lúc này, cháo sẽ nhừ. Để cháo trở nên sánh mịn, dùng muôi khuấy nhẹ đều, liên tục 10-15 phút cho tới khi nhuyễn mịn. Nêm nếm gia vị mắm muối, hạt nêm cho vừa khẩu vị gia đình.

f) Trình bày và thưởng thức: Múc cháo ra tô, thêm hành lá thái nhỏ, hành lá gốc chần sơ, múc sườn sụn, thịt băm, quẩy giòn rụm và ruốc bông lên trên. Rắc hạt tiêu, hành phi và chút ớt lên trên, thưởng thức nóng.

Chúc bạn thành công!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm