Kết hợp gừng với những thực phẩm này tốt hơn "vạn lần thuốc bổ" nhưng ít người biết đến
Móng tay xuất hiện dấu hiệu này báo hiệu sức khỏe đang gặp trở ngại, bạn nên đi kiểm tra sớm / Những lợi ích thần kì của quả su su với sức khỏe con người
Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng gừng để giải cảm, là nguyên liệu rẻ tiền mà trong bếp nhà nào cũng có. Gừng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt, đây được coi là thực phẩm vàng chữa ngộ độc vô cùng hiệu quả.
Gừng và chùm ngây
Ảnh minh họa
Nhờ các đặc tính chống viêm mạnh mẽ và có hàm lượng canxi, sắt, kali, magie cao, lá chùm ngây có thể ngăn ngừa, thậm chí là điều trị được các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Bên cạnh đó, gừng cũng là một loại thực phẩm có tác dụng chống viêm hiệu quả, đồng thời làm giảm triệu chứng sưng tấy và tê cứng…Vì vậy, các nhà khoa học luôn khuyến khích bệnh nhân sử dụng các món ăn từ chùm ngây và gừng để đem lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Trong lá của cây chùm ngây có chứa thành phần polyphenols, đây là chất giúp bảo vệ gan chống lại quá trình oxy hóa, ngộ độc và mầm bệnh. Ngoài ra, một vài tinh chất khác trong thực phẩm này còn có thể khôi phục men gan và tăng hàm lượng protein có trong gan. Gừng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đồng thời bảo vệ gan và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Nguyên liệu
85 gam gừng tươi
10 lá chùm ngây xanh
1 thìa mật ong
4 chén nước.
Cách làm
Bước 1: Rửa sạch gừng và thái thành những lát mỏng.
Bước 2: Cho phần gừng đã thái vào nước và đun sôi trong 10 phút. Bước 3: Thêm lá chùm ngây vào nồi nước ở trên và đun thêm vài phút.
Bước 4: Rót phần nước đã đun vào cốc, sau đó, thêm 1 thìa mật ong và thưởng thức trà gừng - chùm ngây.
Lưu ý: Bạn nên uống món trà gừng - chùm ngây này 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tối đa.
Củ năng và gừng tốt cho thai phụ
Món nước ép được làm từ củ năng sẽ giúp điều hòa chức năng của dạ dày, lưu thông khí huyết và chữa nôn mửa. Đây là thức uống rất tốt cho thai phụ, giúp hạn chế buồn nôn.
Gừng và muối
Gừng kết hợp với muối, có tác dụng làm săn chắc lớp da chảy xệ, do muối theo Đông Y có vị mặn, tính trầm đi xuống có tác dụng thu liễm. Khác với muối, rượu vị cay, tính thăng tán có tác dụng dẫn các dược liệu đi cùng. Vì vậy, tùy theo sự kết hợp mà gừng có những công dụng khác nhau. Gừng kết hợp với muối làm săn da, tiêu mỡ.
Gừng và rượu
Gừng kết hợp với rượu, rượu như chất dẫn tinh dầu thấm vào vùng mỡ dưới da làm mềm mỡ, lúc này kết hợp với massage bụng sau khi ăn sẽ giúp phân hủy và đào thải mỡ. Giúp vùng bụng không tích mỡ và giảm nhăn, mờ vết thâm.
Việc chườm hỗn hợp gừng thường xuyên ngoài tác dụng làm đẹp còn giúp cơ thể thư cân giãn cơ, mềm khớp, giải tỏa sự mệt mỏi, giúp tinh thần thư thái. Theo các nghiên cứu khoa học, việc xoa hỗn hợp của gừng và kết hợp đắp muối, massage trong khoảng thời gian ở cữ sẽ giảm thiểu hậu sản và co hồi cơ bụng.
Mật ong + gừng tươi
Chữa viêm họng: Mật ong cũng có các enzyme chống nhiễm trùng đặc biệt, gừng là thuốc giảm đau, cải thiện các cơn đau liên quan với viêm họng, cũng là chất kháng khuẩn và kháng nấm và có thể giúp chống lại nhiễm trùng gây ra đau họng.
Điều hoà kinh nguyệt bất thường: Gừng tươi pha mật ong là phương pháp dùng nhiệt ấm để giữ cho vùng bụng dưới không bị lạnh, tử cung được co bóp đều đặn hơn và hạn chế những cơn đau mỗi kỳ nguyệt san.
Dưỡng gan hộ gan: Bạn chỉ cần pha gừng và mật ong với nước để uống vào mỗi buổi sáng sẽ không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho gan, thận mà còn có tác dụng phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Mía và gừng trị nôn mửa
Cho thêm vài lát gừng vào mía khi đang ép nước sẽ được một ly nước mía bổ dưỡng. Có thể sử dụng thức uống này làm thức uống hỗ trợ trị liệu cho người bị chứng nôn mửa do dạ dày yếu.
Dạ dày heo và gừng cho người loét dạ dày
Món canh chế biến từ dạ dày heo và củ gừng chứa nhiều dinh dưỡng, rất phù hợp với người bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
Những lưu ý khi dùng gừng
Không gọt vỏ: Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
Không ăn nhiều gừng: Gừng thuộc tính nhiệt ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Không dùng gừng cho người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Không ăn gừng bị dập: Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Sốt cao không được ăn gừng: Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng: Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!