Đời sống

Khi ăn bột sắn dây, nên pha nước nóng hay nước lạnh tốt nhất? Những ai 'kiêng kị' với bột sắn dây?

Bột sắn dây là đồ uống giải nhiệt quen thuộc của người dân, nó có rất nhiều tác dụng với sức khoẻ con người. Tuy nhiên khi pha bột sắn dây nên dùng nước nóng hay nước lạnh? Ai không nên uống bột sắn dây thì không phải ai cũng biết.

Mở cửa và nhìn thấy cầu thang có thể dẫn đến phá sản, phong thủy cửa nhà có 7 'kiêng kị' và giải pháp / Phụ nữ không muốn gánh danh 'mệnh khổ' thì đừng bao giờ phạm phải những "đại kị" này trong hôn nhân

Bột sắn dây là loại đồ uống có tác dụng như hạ nhiệt, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim, làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống lão hóa và ung thư, dự phòng tích cực tình trạng nhiễm virut đường hô hấp, nâng cao năng lực chịu đựng của cơ thể trong tình trạng thiếu ôxy...

Ai không nên dùng bột sắn dây?

Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.

Cũng theo các chuyên gia, trẻ em không nên uống bột sắn dây sống. Do bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.

Đối với phụ nữ trong thai kỳ, nếu cơ thể đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt, nhưng nếu thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể làm mệt mỏi hơn.

Trường hợp thai phụ có dấu hiệu bị động thai, mà do dạ con co bóp nhiều thì không được dùng bột sắn dây.

san-day (1).jpg 1

Ảnh minh họa

Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay lạnh?

Có hai cách pha bột sắn dây, nhưng không nên pha bằng nước lạnh, vì dễ bị đầy bụng khi uống hoặc cơ thể không hấp thụ được. Lý do, tinh bột sắn dây có kết cấu bền vững, ngâm nước cả tháng không bị chua hoặc thối.

Cách 1: Dùng cho một cốc 200 ml, lấy khoảng 2-4 thìa ăn phở (30-40g). Cho bột sắn vào cốc, thêm đường theo sở thích của mỗi người, thêm khoảng 10 ml nước lọc, quấy đều cho tan bột sắn và đường, sau đó cho nước sôi vào quấy đều... làm sao cốc sắn dây đạt 60-70 độ C là được, cốc nước vẫn màu trắng (nếu màu trong là quá nhiệt đô và bị chín làm giảm công dụng của tinh bột sắn dây).

Tinh bột sắn dây không nên pha uống sống (pha với nước lạnh) và không nên pha với quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Cách 2: Hòa tan tinh bột sắn dây với nước lạnh, cho vào nồi vừa đun, vừa quấy đều, đến khi chín sắn dây rồi mới sử dụng.

 

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Nên pha bột sắn dây với nước nóng hay lạnh?" rồi phải không.

san-day (1).jpg 0

Cách dùng bột sắn dây tốt nhất

- Không dùng quá nhiều

Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Kể cả những người khỏe mạnh bình thường cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và chỉ nên cho 1 chút đường.

 

- Không nên ướp bột sắn với hoa bưởi

Thói quen ướp hoa bưởi vào sắn dây để nước uống được thơm hơn, tuy nhiên thói quen này nên bỏ bởi hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể.

- Pha quá nhiều đường

Nếu dùng bột sắn dây giải rượu, bạn nên pha thêm một chút muối cho dễ uống, trường hợp uống đường thì chỉ nên pha vừa đủ ngọt man mát, vì bột sắn dây pha thêm nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe.

- Không nên uống sống

 

Không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín vì sắn dây có tính hàn dễ gây lạnh bụng.

san-day (1).jpg 2

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm