Đời sống

Khi con đòi hỏi, đừng nói “nhà mình nghèo lắm”, hãy học ông bố này để con có thể tự tin khi trưởng thành

Khi con đòi mua một món đồ chơi nào đó nhiều bà mẹ thường nói “Mẹ không có tiền”, câu nói này sẽ ảnh hưởng xấu tới tâm lý của bé.

Nhận lộc tiền tài rải đều cả năm, 3 con giáp phát tài chóng mặt, tình - tiền đầy tay, đổi đời sung túc / Dùng 1 thứ này mắt sưng húp cũng được trị khỏi nhanh chóng, lại xoá sạch vết thâm đen

Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ là những người đáng tin cậy nhất. Vì vậy, khi cứ nghe mãi bố mẹ nói câu ‘không có tiền’, ‘nhà mình nghèo’… trẻ sẽ tin đó là sự thật, từ đó dẫn đến nỗi ám ảnh về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, cảm thấy tự ti với bạn bè cùng lớp khi lớn lên, và rồi dần dần có thể trở thành “nô lệ” của đồng tiền.

Chính vì vậy, khi con đòi hỏi nhưng bố mẹ muốn từ chối, câu từ chối đó cũng phải được nói thật cẩn thận.

Nên giải thích cho trẻ hiểu vấn đề

Nên giải thích cho trẻ hiểu vấn đề

Với những bậc phụ huynh băn khoăn “Nói thế nào cho đúng”, có thể tham khảo cách nói của một ông bố người Trung Quốc sau:

Theo đó, người bố này chia sẻ, một ngày khi thấy con trai 8 tuổi đi học lớp 3 về giận dỗi nói với bố “Con muốn mua đồ chơi mà không được. Tại sao nhà mình nghèo vậy bố”, ông bố đã giật mình nhận ra, bấy lâu nay mình trả lời với con thật sai lầm.

Người bố đã quyết định sửa sai khi đáp lại rằng: “Con trai, trên thực tế, gia đình chúng ta không phải là quá nghèo. Nhưng tiền có được trong nhà là do mẹ và bố đã làm việc rất chăm chỉ mới kiếm được. Cũng vì vậy bố mẹ có thể tự do định đoạt và con muốn mua gì hay có gì, phải được sự đồng ý của bố mẹ.

Nếu con muốn đi chơi đâu, mua bất cứ thứ gì con thích, con sẽ phải cố gắng và nỗ lực học tập để khi lớn lên, con sẽ tự tạo ra của cải cho chính mình. Khi đó, con mua gì tiêu gì đều thấy thoải mái.”

Giải thích cho con hiểu tiền phải nỗ lực mới có được

Giải thích cho con hiểu tiền phải nỗ lực mới có được

 

Câu trả lời của ông bố sẽ là một gợi ý tốt cho các bậc cha mẹ khi phải đối phó với những tình huống đòi hỏi từ con nhỏ.

Các chuyên gia khuyến cáo cách cư xử khi con đòi hỏi quá mức như sau:

Làm mặt lạnh trước chiêu trò hờn dỗi của con

Bất cứ khi nào con bắt đầu nhõng nhẽo, bạn nên giữ bình tĩnh và lờ đi mọi hành động của chúng. Việc trở nên giận dữ cũng khiến bé hiểu rằng mình đang thu hút sự chú ý và như thế bé càng hăng say củng cố sự than vãn đó.

Ngay khi những tiếng mè nheo của bé bắt đầu cất lên, mẹ hãy nói với con một cách dứt khoát rằng: "Dừng lại ngay! Mẹ không thích nghe những tiếng khóc lóc van xin.

 

Nói cho hậu quả nếu con cứ mãi lằng nhằng

Ngó lơ sự hờn dỗi của các cậu nhóc, cô bé lắm chiêu chắc chắn sẽ không có hiệu quả lâu dài. Việc các mẹ nên làm là cho trẻ thấy ngay những hậu quả ban đầu để trẻ biết sợ mà thôi năn nỉ ỉ ôi vô ích.

Chẳng hạn như khi bé khóc lóc, mè nheo đòi hỏi món đồ chơi gì đó, mẹ hãy "tước đoạt" ngay món quà vặt trên tay bé hoặc tắt ngay chương trình hoạt hình mà bé đang xem, đó chính là những hậu quả ban đầu "đáng sợ" của hành vi hờn dỗi, mè nheo.

Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm