Đời sống

Khoa học cảnh báo: Nhiều cha mẹ làm việc này để giúp con bớt nghịch ngợm nhưng lại hại giấc ngủ, khiến trẻ chậm phát triển

Trẻ em dưới 5 tuổi nghiện điện thoại, TV và ít vận động ngoài trời có thể bị thiếu ngủ, chậm phát triển.

Ước gì cha mẹ tôi cũng nói 'về nhà đi con' / Đau xót khi cha mẹ ngược đãi con để dằn mặt nhau

Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh thường xuyên cho dùng điện thoại, TV và các thiết bị điện tử khi trông con nhỏ để có thể rảnh tay hơn. Tuy nhiên, đó là một thói quen cực có hại đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bác sĩ Catherine Hill, Bệnh viện Trẻ em Southampton, Anh kêu gọi các bậc cha mẹ khuyến khích con em mình chơi ngoài trời và tránh xa điện thoại, các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ. Cô đưa ra lời khuyên sau khi xem xét hơn 30 nghiên cứu liên quan đến 60.000 thanh niên tiết lộ vấn đề về giấc ngủ là một vấn đề đối với thiếu niên.

Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Sleep Medicine Reviews.Tiến sĩ Hill và các đồng nghiệp tại Đại học Strathclyde nhận thấy thời gian sử dụng điện thoại có liên quan trực tiếp đến kết quả giấc ngủ kém ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Trong khi, việc trẻ hoạt động, vui chơi ngoài trời mang lại giấc ngủ tốt hơn.

Tiến sĩ Hill cho biết: "Mặc dù, hiện nay khoa học đã chứng minh rõ ràng là việc giảm hoạt động thể chất và tăng thời gian sử dụng điện thoại ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ, nhưng người ta biết rất ít về những ảnh hưởng này ở trẻ em dưới 5 tuổi".

Trước đó, ngày 24/4/2019, tổ chức y tế thế giới WHO cũng đã phát văn bản chỉ dẫn về việc cho trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với màn hình điện tử như thế nào để không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Khoa học cảnh báo: Thói quen của nhiều cha mẹ tưởng giúp con bớt nghịch ngợm nhưng lại hại giấc ngủ, khiến trẻ chậm phát triển - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo đó, WHO khuyến cáo rằng, trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với các màn hình điện tử nhiều hơn 1 giờ mỗi ngày và càng tiếp xúc ít thì càng tốt. Với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiếp xúc này nên cấm tuyệt đối.

Bảng chỉ dẫn của WHO cũng bao gồm các khuyến nghị về hoạt động thể chất và chăm sóc giấc ngủ. Theo WHO, thói quen lười vận động thể chất là nhân tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong và góp phần đáng kể làm tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ nhỏ.

Tiến sĩ Hill, phó Giáo sư về sức khỏe trẻ em tại Đại học Southampton, cho biết: "Ngủ đủ giấc đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Thiếu thời gian ngủ trong những năm đầu đời liên quan đến tình trạng béo phì trong cuộc sống sau này và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ sớm ở trẻ.Lần đầu tiên, chúng tôi đã chỉ ra một cách toàn diện rằng giấc ngủ của trẻ em có liên quan đến thời gian sử dụng điện thoại cả ban ngày lẫn buổi tối và sự hạn chế thời gian vui chơi ngoài trời của trẻ".

Những phát hiện trên không chỉ khiến phụ huynh, bác sĩ lâm sàng và các nhà giáo dục hành động để khuyến khích hạn chế thời gian sử dụng điện thoại và các hoạt động tích cực thúc đẩy giấc ngủ của trẻ em.

Tiến sĩ Hill, thành viên của Hội đồng giấc ngủ trẻ em Anh - một nhóm chuyên gia về giấc ngủ trẻ em quốc tế sau Ngày bé ngủ, nói thêm: "Chơi ngoài trời lành mạnh và giờ đi ngủ yên tĩnh, không có màn hình điện thoại, TV có thể giúp tăng cường sức khỏe và giúp cho trẻ em có sự phát triển tốt nhất. Và nó hoàn toàn không mất phí. Vì vậy không có lý do gì để không hành động ngay bây giờ vì tương lai của trẻ em!".

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm