Khoai lang rất tốt nhưng có 3 thời điểm không nên ăn, vừa tăng cân nhanh vừa hại ruột
Những loại trà thanh lọc cơ thể lại giúp giảm cân thần tốc / Thường xuyên uống nước đỗ đen giúp giảm cân nhanh, xương khớp chắc khỏe
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Một củ khoai lang có thể cung cấp khoảng 2,6 gram tinh bột (chỉ bằng một nửa lượng tinh bột trong khoai tây và 1/3 lượng tinh bột trong cơm trắng), 3.9 gram chất xơ, 18,443 IU vitamin A, 3mg vitamin C, 0.3mg vitamin B6, 438mg kali, 32mg magie, 39mg canxi... Khoai lang gần như không chứa chất béo. Vì vậy, đây chính là loại thực phẩm phù hợp với những người muốn giảm cân.
Ăn khoai lang hợp lý, đúng cách, cơ thể sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Cải thiện bệnh tiểu đường
Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn khoai tây. Nó còn chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no lâu. Vì vậy, loại thực phẩm này phù hợp với những người có chỉ số đường huyết cao và đang muốn giảm cân.
Bảo vệ mắt
Khoai lang chứa nhiều beta-carotene, anthocyanin và các chất chống oxy hóa. Trong đó, beta-carotene khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp hình thành các thụ thể phát hiện ánh sáng trong mắt.
Thiếu vitamin A có thể dẫn tới các bệnh về mắt. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang sẽ giúp phòng ngừa bệnh, giúp mắt luôn sáng khỏe.
Giảm cân
Như đã nói ở trên, khoai lang chứa ít calo, nhiều chất xơ. Lượng đường tự nhiên trong khoai lang cũng có thể thẩm thấu từ từ vào máu, tạo nguồn năng lượng cho cơ thể. Vìvậy, ăn khoai lang sẽ giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn từ đó mang lại hiệu quả giảm cân. Nghiên cứu chỉ ra rằng thay vì ăn 1-2 bát cơm/ngày, ăn 1-2 củ khoai lang có thể giúp giảm 20-25% lượng calo nạp vào cơ thể.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Khoai lang chứa nhiều kali, vitamin B6 giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn giúp cân bằng điện giải, huyết áp...
Cải thiện chức năng não
Khoai lang chứa nhiều anthocyanin giảm viêm, ngăn ngừa các tổn thương do gốc tự do gây ra đối với não bộ. Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều trái cây, rau và các chất chống oxy hóa có liên quan đến nguy cơ suy giảm thần kinh và mất trí nhớ thấp hơn 13%.
2 thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn khoai lang
Buổi sáng
Thay vì ăn sáng bằng xôi, bún, phở... bạn có thể ăn một củ khoai lang. Nó vừa bổ sung năng lượng cho ngày mới, vừa giúp đẹp da, ngăn ngừa bệnh tật.
Khoai lang chứa cả chất xơ và tinh bột nhưng lại ít chất béo nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu mà không bị tăng cân.
Buổi trưa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn khoai lang vào buổi trưa là tốt nhất. Sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần 4-5 tiếng để hấp thụ vào cơ thể. Trong khi đó, khung giờ 2-5 giờ chiều có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào tầm 10-12 giờ trưa sẽ giúp canxi được hấp thụ vào cơ thể một cách hiệu quả nhất.
3 thời điểm không nên ăn khoai lang
Khoai lang rất tốt nhưng bạn cần tránh ăn thực phẩm này trong những khoảng thời gian dưới đây.
Sau 12 giờ trưa
Sau khoảng thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi. Vì vậy, nếu ăn khoai lang thì hàm lượng đường trong khoai sẽ tích tụ lại và làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Buổi tối
Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây ra trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt, người có tiền sử mắc bệnh dạ dày, người cao tuổi ăn khoai lang vào buổi tối dễ gặp cảnh đầy bụng, khó tiêu gây mất ngủ.
Khi đói
Khoai lang chứa đường nên ăn nhiều khi đói sẽ làm tăng dịch vị gây nóng ruột, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc/nướng/nấu chín kỹ trước khi ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi
Vì sao khi thắp hương lại cần dâng nước, thay nước?