Khôi phục lớp chống dính, biến chảo cũ rỉ sét thành mới với loại củ 'rẻ bèo' này
Mẹo hay giúp khử mùi tanh của cá biển nhanh chóng / Mẹo khử mùi tanh của ốc nhanh chóng
Có thể hơi vô lý và bạn không tin nhưng củ khoai tây thực sự có khả năng làm sạch, loại bỏ lớp gỉ sét bên ngoài. Với bề mặt bên trong, khi lớp chống dính bắt đầu mòn, thức ăn sẽ bám chặt và xuất hiện những lớp sắt gỉ sau khi rửa. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng củ khoai tây như một thứ tẩy siêu đặc biệt.
Trong củ khoai tây có rất nhiều hợp chất axit. Trong đó phải để tới 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic… Đây đều là những chất cần thiết nếu muốn làm sạch những vật dụng trong gia đình. Lớp axit oxalic tự nhiên có thể hòa tan hết lớp gỉ sét bên ngoài chảo.
Không chỉ thế, lớp chống dính còn được làm từ politetra floetylen (-CF2-CF2-)n. Đây là một loại hợp chất cực kì dẻo và có khả năng không biến chất ngay cả khi bị đun sôi. Đó là lý do vì sao người ta dùng Teflon để tráng kên đáy chảo.
Trong khoai tây tuy không có floetylen (-CF2-CF2-)n. Tuy nhiên, loại củ này lại có chứa hàm lượng tương đối riboflavin, folate… Những chất này khi kết hợp với nhau cũng có thể tạo thành Teflon. Đó là lý do vì sao nếu dùng một củ khoai tây miết lên bề mặt thì hoàn toàn có thể “cải tạo” lại lớp chống dính. Lần sau khi bạn sử dụng sẽ thấy lớp chống dính “nhạy” hơn rất nhiều.
Cách làm sạch và khôi phục lớp chống dính bằng củ khoai tây
Ảnh minh họa.
Nếu muốn làm sạch nồi, chảo
Khoai tây mang gọt vỏ, cắt làm đôi theo chiều dọc.
Lấy mặt khoai tây đã cắt nhúng vào muối rồi chà xát lên bề mặt nồi, chảo chống dính.
Nếu muốn khôi phục lại lớp chống dính:
Củ khoai tây mang rửa sạch, cắt đôi.
Dùng mặt khoai bị cắt liên tục chà nhẹ vào đáy chảo, chỗ lớp chống dính bị bong hoặc xước thì chà mạnh tay và làm lại nhiều lần.
Cách bảo quản chảo chống dính bền đẹp như mới
Rửa chảo bằng cà phê khi mới mua về
Khi mới mua về, các bà nội trợ nên rửa chảo chống dính qua một lần với nước rửa chén để làm trôi lớp bụi bẩn bám trên mặt chảo, sau đó quét một lớp cà phê đen lên mặt chảo và đem hâm nóng rồi rửa lại chảo cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.
Không cọ sát kim loại vào lòng chảo
Không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn. Nên nấu bằng đũa gỗ, tre và rửa bằng miếng bọt biển hoặc khăn mềm.
Cho dầu ăn vào chảo trước khi bật bếp
Khi nấu bằng các loại chảo bình thường, các bà nội trợ hay để chảo nóng lên rồi mới đổ dầu vào. Nhưng với chảo chống dính, tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài sẽ giúp chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.
Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình
Trên thị trường có khá nhiều loại chảo chống dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau. Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư.
Một trong những cách bảo quản chảo chống dính ít người biết là chỉ sử dụng ở nhiệt độ dưới 260 độ. Vì vậy, nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ khi dùng chảo, không nên dùng để nướng, thắng đường hay rang thịt cháy cạnh.
Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo