Không phải cứ ăn ngọt mới bị tiểu đường, 7 thực phẩm cứ ăn là đường huyết tăng vọt
Chỉ vài củ tỏi “nhỏ nhưng có võ” cả trăm con chuột lũ lượt tháo chạy khỏi nhà bạn / Phụ nữ ngoài 30 da nhăn nheo, thâm sạm vì thiếu hụt estrogen, bổ sung ngay 7 món để bù đắp
Cơm trắng
Nhiều người cho rằng chỉ có đồ ngọt mới khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, gạo chứa rất nhiều tinh bột, khi được nạp vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành đường.
Đây là lý do tại sao sau khi ăn cơm trắng, lượng đường trong máu có thể tăng cao. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Nếu đang bị tiểu đường, tốt nhất không nên ăn quá nhiều cơm trắng, thay vào đó, hãy tích cực bổ sung các loại rau củ tươi.
Trái cây có độ ngọt cao
Một số loại trái cây có chứa nhiều đường như sầu riêng, xoài, mít... Nếu chúng ta ăn với số lượng lớn thì chỉ số đường huyết sẽ tăng cao.
Nếu bạn bị tiểu đường, tốt nhất nên hạn chế ăn các loại trái cây nói trên. Thay vào đó, hãy ăn các loại quả có lợi cho sức khỏe như bưởi, cam, dâu tây, mận, bơ, lựu...
Ảnh minh họa
Củ cải đường
Củ cải đường có hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhưng nó không tốt cho người bị tiểu đường. Đối với người khỏe mạnh, những chất chống oxy hóa này có thể giúp tăng cường sức khỏe, ngăn chặn sự lão hóa. Tuy nhiên, đối với người có bệnh về đường huyết, loại củ này không mang lại nhiều lời ích.
Mía
Mía có vị ngọt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mía chứa rất nhiều sucrose, một loại đường khiến chỉ sổ đường huyết tăng vọt khi nạp vào cơ thể. Vì vậy, để giữ cho đường huyết ổn định, bạn chỉ nên ăn mía với lượng vừa phải. Người có bệnh tiểu đường không nên ăn mía.
Khoai tây
Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Surrey, Anh, khoai tây giàu carb, không thích hợp với người bị tiểu đường. Sau khi ăn, cơ thể sẽ phá vỡ carb thành các loại đường đơn giản di chuyển trong máu. Đây là nguyên nhân chính khiến đường huyết tăng đột biến sau khi ăn khoai tây.
Người bị tiểu đường có thể ăn khoai tây nhưng nên hạn chế.
Củ sen
Củ sen có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, an thần.
Trong củ sen có 70% là tinh bột. Vì vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đén tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn củ sen.
Ngô
Theo Đông y, ngô có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lọi đàm. Tuy nhiên, ngô chứa hàm lượng carbohydrate cao, nếu ăn nhiều có thể làm tăng đường huyết. Vì thế, người có bệnh tiểu đường nên tránh ăn ngô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo