Đời sống

Không phải cứ ăn nhiều đồ ngọt là bị tiểu đường, 4 loại thực phẩm "ngon mắt" sau càng ăn nhiều, lượng đường trong máu càng tăng đột biến

"Họa từ miệng mà ra, bệnh từ miệng mà vào", những gì mà bạn nạp vào cơ thể quyết định sức khỏe của chính mình. Do đó, càng nhận biết đúng đắn về các loại thực phẩm sẽ càng giúp bạn tránh được những rủi ro sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

14 thực phẩm chống viêm mạnh mẽ, bảo vệ sức khỏe hiệu quả / 7 việc làm trước khi đi ngủ hại sức khỏe khiến bệnh tật "đầy mình"

Theo trang QQ, Trung Quốc, nhiều người có thói quen ăn uống sai lầm, họ thích ăn cái gì là ăn rất nhiều mà không nghĩ đến hậu quả cho đến khi cơ thể phát tín hiệu "kêu cứu". Khi tuổi tác tăng cao, nhiều căn bệnh dần dần xuất hiện, nhất là bệnh tiểu đường - một căn bệnh không có thuốc chữa nhưng lại gây biến chứng thành vô số những bệnh khác nhau.

Trong suy nghĩ của nhiều người, nếu ăn nhiều đồ ngọt thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Điều này không sai, tuy nhiên có một thực tế là có những thực phẩm dù không có vị ngọt nhưng nó vẫn khiến lượng đường trong máu tăng. Do vậy, điều quan trọng là có một chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát đường huyết. Bên cạnh không tiêu thụ đồ ngọt thì bạn cũng cần phải tránh một số thực phẩm sau:

1. Cơm trắng

Đối với những người bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao sẽ đe dọa đến sức khỏe ngay lập tức. Để ngăn chặn điều này, tốt nhất là nên ăn ít thực phẩm, đặc biệt là cơm trắng. Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đồ ngọt mới làm lượng đường trong máu tăng, nhưng gạo chứa rất nhiều tinh bột, khi chúng được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường.

Không phải cứ ăn nhiều đồ ngọt là bị tiểu đường, 4 loại thực phẩm "ngon mắt" sau càng ăn nhiều, lượng đường trong máu càng tăng đột biến - Ảnh 1.
Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đồ ngọt mới làm lượng đường trong máu tăng, nhưng gạo chứa rất nhiều tinh bột, khi chúng được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường.

Đây là lý do mà vì sau mỗi bữa ăn liên quan tới cơm trắng, lượng đường trong máu của không ít người tăng cao. Do đó, trong quá trình tăng cường sức khỏe cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Nếu là một người đang bị tiểu đường, tốt nhất không nên ăn quá nhiều cơm trắng mà thay vào đó là ăn rau củ nhiều hơn.

2. Trái cây có độ ngọt cao

Khi biết được lượng đường trong máu đang tăng, bạn cần phải ăn ít thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là một số loại trái cây như xoài, dưa hấu, sầu riêng... Đây đều là những loại trái cây có độ ngọt rất cao, nếu ăn chúng trong một thời gian dài sẽ làm chỉ số đường huyết tăng lên báo động.

Không phải cứ ăn nhiều đồ ngọt là bị tiểu đường, 4 loại thực phẩm "ngon mắt" sau càng ăn nhiều, lượng đường trong máu càng tăng đột biến - Ảnh 2.
Khi biết được lượng đường trong máu đang tăng, bạn cần phải ăn ít thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là một số loại trái cây như xoài, dưa hấu, sầu riêng...

Do đó, nếu muốn duy trì sức khỏe tốt, cần tránh ăn những loại trái cây có độ ngọt cao như thế này. Thay vào đó, bạn có thể ăn một số loại trái cây có vị chua ngọt như: bưởi, dâu tây, cam, cherry, táo, lê, mận, bơ, dứa, lựu...

3. Củ cải đường

Không phải cứ ăn nhiều đồ ngọt là bị tiểu đường, 4 loại thực phẩm "ngon mắt" sau càng ăn nhiều, lượng đường trong máu càng tăng đột biến - Ảnh 3.
Đối với người bị tiểu đường thì loại củ này cũng chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.

Mặc dù củ cải đường có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhưng nó lại không tốt cho người bị tiểu đường. Nếu là người có sức khỏe bình thường, hàm lượng chất oxy hóa có trong củ cải đường sẽ giúp tăng cường sức khỏe, trì hoãn sự lão hóa. Nhưng đối với người bị tiểu đường thì loại củ này cũng chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe. Do đó, bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bị tiểu đường không nên ăn củ cải đường.

4. Mía

Vào mùa hè, nước mía là một trong những loại đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, trong mía chứa rất nhiều sucrose, đây là loại đường khiến cho chỉ số đường huyết tăng đột biến khi nạp vào cơ thể. Vì vậy, để kiểm soát đường huyết luôn ổn định, bạn tuyệt đối không nên ăn mía dù có thèm ngọt đến như thế nào đi chăng nữa.

 

Không phải cứ ăn nhiều đồ ngọt là bị tiểu đường, 4 loại thực phẩm "ngon mắt" sau càng ăn nhiều, lượng đường trong máu càng tăng đột biến - Ảnh 4.

Theo Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH), nếu nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể ngăn ngừa và trì hoãn căn bệnh này bằng nhiều cách chẳng hạn như:

- Giảm cân

Kiểm soát cân nặng là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Nếu bạn đang nặng 90 kg, mục giảm cân của bạn là từ 5 - 10 kg. Và một khi đã giảm cân thì bạn cần phải tích cực duy trì được số cân nặng đã giảm.

- Chế độ ăn uống lành mạnh

 

Chế độ ăn uống mỗi ngày nên chứa ít chất béo và đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.

- Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có thể giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Mỗi ngày bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút và vận động 5 lần một tuần.

- Nói không với thuốc lá

Hút thuốc dẫn tới kháng insulin, dễ dẫn đến mắc tiểu đường loại 2.

 

- Khám sức khỏe thường xuyên

Khi càng có tuổi, bạn cần phải đến bệnh viên để kiểm tra lượng đường huyết của mình như thế nào để ngăn ngừa tiểu đường loại 2.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm