Kiên Giang: Kiếm bộn tiền nhờ trồng chanh không hạt Limca cho trái nghịch vụ
Tuyên Quang: Hai chàng hotboy rủ nhau về quê "nghịch đất" trồng rau "5 không" / Yến Bái: Trồng dâu nuôi tằm thu 60 tỷ, sang năm phấn đấu thu 150 tỷ
Anh Phan Văn Tâm sinh năm 1972, quê quán ấp 2, xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước là một trong những tấm gương điển hình làm giàu từ trồng chanh. Xuất thân từ gia đình nông dân quen chuyện ruộng rẫy, sau khi lập gia đình ra ở riêng, cha mẹ cho 4 công ruộng. Lúc đầu, anh canh tác cây lúa.
Anh Phan Văn Tâm bên vườn chanh không hạt Limca của gia đình
Sau 2 năm làm ruộng thấy không hiệu quả, anh chuyển sang trồng cây màu (dưa leo, khổ qua), trồng đôi ba vụ mà sâu bệnh nhiều, giá cả bấp bênh, anh thua lỗ nên nợ chồng nợ, đã nghèo lại càng nghèo hơn. Từ năm 2015, nghe qua báo đài và thông qua các buổi hội thảo ngành khuyến nông về mô hình trồng cây có, đặc biệt là cây chanh Limca không hạt, có lợi thế xuất khẩu, anh đã tìm hiểu.
Từ đây, anh cùng người anh ruột tên Sơn đến tận huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) để tham quan mô hình, hỏi đầu ra và hợp đồng bao tiêu… Thấy có nhiều “cái hay” từ mô hình mới, thế là từ đây anh đã “đổi đời” cho mình từ cây chanh.
Sau khi quyết định chuyển đổi vườn sang trồng chanh, anh vay tiền ngân hàng. Cuối năm 2015, anh trồng 150 gốc chanh Limca trên diện tích 1,8 công đất, phần đất còn lại 2,2 công, anh trồng cỏ nuôi 2 con bò. Trong thời gian chăm sóc chanh, anh thuần dưỡng 2 con bò để cho ra 2 bê con, phân bò được anh ủ với nấm Trichoderma, tạo nguồn phân chuồng oai mục bón cho cây chanh, giảm đáng kể việc bón phân hóa học, từ đó giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận.
Theo thường lệ hàng năm, mùa chanh nghịch thường bắt đầu từ tháng 9 âm lịch đến tháng 5 âm lịch năm sau. Chanh nghịch vụ có giá cao hơn so với chính vụ. Với 1,8 công đất, sau 18 tháng trồng, vườn chanh của anh bắt đầu cho trái chính vụ, mỗi đợt 300 - 700kg chanh, giá bán từ 5.000 - 8.000 đồng/kg.
Bước sang năm thứ 3, anh xử lý nghịch vụ cây chanh vào giữa năm 2017, bằng Paclobutazol phun lên lá. Sau 3 tháng, anh thu hoạch, giá bán chanh nghịch vụ cao hơn hẳn, từ 25.000 – 26.000 đồng/kg, anh tổng thu 70 triệu, trừ chi phí đầu tư 15 triệu đồng, anh còn lãi 55 triệu đồng. Tiếp đó các năm sau, năm nào gia đình anh cũng thu hoạch rộ chanh trái vụ, đạt năng suất lên đến 4-5 tấn mỗi lứa hái, cứ 20 ngày là thu một lứa chanh.
Hiện nay, vườn chanh của anh vẫn tiếp tục ra trái. Theo anh tính toán, trồng chanh chi phí thấp mà lãi lại cao, đặc biệt do anh biết áp dụng ủ phân hữu cơ để bón cho vườn chanh nên cây xanh tốt, cho quả kéo dài, hạn chế sâu bệnh hại. Được biết hiện nay, nhiều nông dân trong ấp 2 cũng lên liếp trồng cây chanh như anh Tâm.
Trên địa bàn huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) có hơn 160 ha trồng chanh. Từ lâu người dân nơi đây biết đến cây chanh như là loại cây trồng phụ xen trong vườn cây ăn trái để góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế, ít ai chú trọng việc đưa cây chanh là cây trồng chính. Thời gian gần đây, một số hộ nông dân trong huyện đã mạnh dạn chuyển đổi sang chuyên canh trồng chanh, xem đó là kinh tế chủ lực và họ đã rất thành công, vươn lên làm giàu chỉ trong thời gian ngắn. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ảnh cưới "nằm chỏng chơ" ngoài cổng, mẹ chồng tuyên bố sốc khiến đôi vợ chồng trẻ chết lặng sau tuần trăng mật
Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẵn sàng đón hàng triệu du khách trải nghiệm 'bản giao hưởng sắc màu'
Loài cây có tên đọc 'méo cả mồm', chữa bệnh khá tốt, mọc hoang khắp vùng nông thôn Việt Nam
Lý do người Việt Nam kiêng thắp hương số chẵn lên bàn thờ, ý nghĩa đặc biệt của số lượng nén hương
Mẹ chồng mở tiệc 40 mâm xa hoa làm cả họ há hốc, nhưng khi cỗ đến, mọi người lại "ngã ngửa" vì bất ngờ
Mẹo hay làm sạch khăn tắm, khăn dù bẩn hay ố vàng đến đâu thì giặt xong sẽ mềm mại sạch sẽ