Đời sống

Kỳ lạ món bánh hồng nhưng màu trắng phau, ăn xong quần áo trắng xóa

Món bánh trở thành đặc sản của xứ Nẫu - Bình Định mà bất kỳ du khách nào tới đây cũng phải mua vài hộp về làm quà.

10 đặc sản Thụy Sĩ khiến du khách mê mẩn / Top đặc sản siêu "khó ngửi" nhưng "gây nghiện" của người Trung Quốc

Một lần đến với xứ Nẫu - Bình Định, chắc chắn du khách không thể quên nếm thử các loại bánh ở vùng đất này như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa, bánh hồng Tam Quan... Trong đó, bánh hồng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Bình Định, thường góp mặt trong những dịp đặc biệt như đám cưới, đám hỏi và là biểu tượng của tin vui.

Nguyên liệu để làm ra bánh hồng khá đơn giản và dân dã: gạo nếp, đường kính và dừa. Bánh hồng nổi tiếng và phổ biến ở Bình Định, nhưng đặc sắc nhất phải kể đến bánh hồng ở thị trấn Tam Quan. Bởi được làm từ gạo nếp Ngự nên bánh hồng Tam Quan có tiếng là rất dẻo và thơm.

Bánh hồng như lại không có màu hồng, phần bánh màu trắng được phủ bằng một lớp bột gạo trắng phau. Mãi về sau khi trở thành một món quà có tiếng với khách du lịch, bánh hồng mới được chế thêm một số màu sắc như hồng, vàng và hình dáng khác để thêm phần bắt mắt.

Được làm từ gạo nếp và đường nên bánh hồng rất dính, người thợ phải sử dụng bột nếp khô phủ bên ngoài để làm se bề mặt bánh, đỡ dính tay và kéo dài thời gian bảo quản. Chính bởi lớp bột này mà nhiều người liên tưởng đến món chè lam.

Thế nhưng lượng bột này khá nhiều, khi ăn bánh hồng bạn có thể làm quần áo trắng xóa vì dính bột bánh. Đối với 1 số người có thể sẽ thấy bất tiện, nhưng nhiều người lại cảm thấy đây chính là điều khiến bánh hồng trở nên thú vị và đặc biệt so với các loại đặc sản khác.

Bánh hồng được nặn thành tấmto, dày khoảng 2-3cm. Khi ăn phải dùng dao sắc cắt thành từng miếng nhỏ. Vì bánh rất dẻo nên phải có phần bột áo để có thể cắt dễ dàng hơn.Phần ruột bánh không mịn mượt mà hơi lỗ chỗ, màu trắng đục.

Nhìn bề ngoài bánh hồng khá giống chè lam, nhưng khi nếm thử mới thấy khác hẳn. Bánh không có vị quá ngọt thơm mùi nếp, vừa dẻo vừa dai dai, có chút sần sật của dừa nhưng lại rất mềm. Pha một ấm trà nóng để nhâm nhi cùng bánh hồng sẽ là "combo" hoàn hảo cho một ngày nghỉ ngơi, thư giãn.

 

Vì bánh được làm thủ công nênbánhchỉ có thể đượcbảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Để quá lâu bánh sẽ bị cứng và có mùi thiu.Bởi vậy nếu mua món bánh này về làm quà, bạn hãy mang tặng cho người thân, bạn bè ngay lập tức nhé.

Bánh hồng là đặc sản quen thuộc ở Bình Định. Một gói bánh có trọng lượng khoảng 500gr có giá từ 25-30.000 đồng. Món bánh tráng miệng này cũng thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi… Sau khi ăn cỗ, người Bình Định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm