Làm cách nào để thức khuya mà không gây hại sức khỏe?
3 loại nước ép đốt cháy năng lượng hiệu quả, giúp bạn giảm cân "thần tốc" / "Rước bệnh vào thân" nếu bạn quên làm việc này khi ăn cơm nguội
Dù thức khuya vẫn phải ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày
Nếu buộc đi ngủ lúc 2h sáng, bạn có thể thức dậy lúc 7h - 7h30 sáng. Buổi trưa, nên dành khoảng 30 phút để nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngắn ban trưa sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng, góp phần duy trì sự tỉnh táo cho buổi chiều.
Uống đủ nước
Cơ thể tiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Khi làm việc muộn hoặc thức khuya, cơ thể sẽ mất nước nhanh chóng. Đó là một trong những lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỗi khi thức khuya.
Do đó, hãy đảm bảo rằng cơ thể không bị mất nước, đặc biệt là về đêm bằng cách chuẩn bị sẵn một chai nước đặt trên bàn học, bàn làm việc.
Ảnh minh họa
Sử dụng các thực phẩm lành mạnh
Nếu phải làm đêm, thức khuya, bạn hãy ăn tối trước 20h. Khoảng 2 – 3h trước khi đi ngủ không nên ăn bất cứ thực phẩm nào.
Nếu bạn quá đói, bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ và protein như trái cây để lót dạ, tránh tuyệt đối món nhiều đường, giàu chất béo.
Ngoài ra, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B (trong thịt, cá), chất xơ như rau lá màu xanh đậm, trà xanh, sữa chua... vào các bữa ăn sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nguy hại của việc thức khuya.
Giữ ấm khi thức khuya
Vào ban đêm, nhiệt độ thường giảm xuống. Hãy đảm bảo mặc đủ ấm để tránh bị cảm lạnh nhé.
Vận động một cách thích hợp
Một vài bài tập nhẹ nhàng có thể làm thư giãn gân cốt, giảm căng thẳng. Việc vận động sẽ làm giảm mệt mỏi của cơ thể khi phải thức khuya đồng thời giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Ngoài ra, trước khi đi ngủ không nên tiếp xúc với các sản phẩm điện tử như điện thoại, máy tính bảng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo