Làm thế nào để tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Nên ăn gì để nâng cao sức đề kháng trong ''mùa'' dịch Covid-19? / Nên ăn gì để nâng cao sức đề kháng trong ''mùa'' dịch Covid-19?
Sức đề kháng là gì?
Bạn có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung thêm rau xanh và trái cây. Nguồn ảnh: Internet
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Nó được ví như “Bộ công an” và “Bộ quốc phòng” của một quốc gia chống “thù trong, giặc ngoài” để bảo vệ cơ thể. Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: miễn dịch tự nhiên (hay bẩm sinh) và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi) và miễn dịch thụ động. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là dòng đáp ứng miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền (da, niêm mạc…).
Miễn dịch thu được do con người tạo ra để giúp cơ thể sinh ra chất chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp kháng thể thụ động vào cơ thể một người thay vì cơ thể đó phải tự sản xuất chúng thông qua hệ thống miễn dịch của cơ thể (kháng thể qua nhau thai, sữa mẹ hay chế phẩm máu có chứa kháng thể…).
Cách tăng sức đề kháng
Ăn nhiều rau xanh và trái cây
Mùa hè có rất nhiều loại trái cây, rau xanh bổ dưỡng giúp bạn bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết. Ngoài rau xanh trong các món ăn hàng ngày, bạn có thể chế biến thêm các món sinh tố, nước ép từ các loại trái cây thanh mát như: Cam, chanh, dứa, dưa hấu. Các món salad tươi cũng rất phù hợp trong thời tiết nóng nực, giúp bạn cảm thấy ăn ngon miệng.
Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng chính là chìa khóa để bạn tăng cường sức đề kháng. Vì nếu căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bạn mất cân bằng trong chức năng tế bào miễn dịch.
Để kiểm soát căng thẳng, bạn có thể tham gia các hoạt động như ngồi thiền, tập thể dục, xem phim, tập yoga, chơi thể thao... Khi gặp vấn đề lo lắng hay căng thẳng, bạn có thể giãi bày tâm sự với bạn bè và người thân để giải tỏa. Nếu khó kiểm soát căng thẳng, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng
Tác hại của thiếu ngủ và căng thẳng tột độ làm gia tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể, kiềm hãm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong thời gian dài.
Ăn nhiều rau củ quả và các loại đậu
Ăn nhiều rau củ quả cùng các loại hạt, các loại đậu sẽ giúp bạn được cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó đáp ứng nhu cầu của hệ miễn dịch. Theo một nghiên cứu tiến hành trên những người lớn tuổi, ăn nhiều rau củ và trái cây giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với vắc xin Pneumovax, loại vắc xin giúp bảo vệ cơ thể chống lại viêm phổi Streptococcus.
Ăn nấm thảo dược
Bạn nên ăn nấm thảo dược như nấm đông cô hay nấm maitake của Nhật Bản. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nấm đông cô giúp gia tăng khả năng miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thu vú đối với phụ nữ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người