Đời sống

Làm việc và ngủ quá nhiều: Nguy cơ đột quỵ đều cao?

Các số liệu nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ, rằng làm việc quá nhiều hay ngủ quá nhiều đều có nguy cơ đột quỵ cao như nhau.

Có 4 thói quen xấu này vào buổi sáng bảo sao còn trẻ đã bị máu nhiễm mỡ, đột quỵ / Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ bạn phải biết

Làm việc quá nhiều giờ: nguy cơ đột quỵ cao

Điều này nghe ra có vẻ đương nhiên. Và sự thật cũng cho thấy như vậy. Một tạp chí khoa học nước Anh, The Lancet, cho đăng kết quả nghiên cứu mới như sau: Những người làm việc 55 giờ/tuần có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 33% so với những người làm việc từ 35 đến 40 giờ/tuần.

Làm việc và ngủ quá nhiều: Nguy cơ đột quỵ đều cao?

Ảnh minh họa

Trước đó, dựa vào việc tổng hợp đánh giá số liệu của 17 nghiên cứu thực hiện với 528.908 người trong hơn 7 năm, kết quả thu được đã chỉ ra là: Đối với người làm việc từ 41 đến 48 giờ/tuần, nguy cơ đột quỵ cao hơn 10%. Đối với những người làm việc từ 49 đến 54 giờ/tuần, nguy cơ này cao hơn 27%, và đối với những người làm việc 55 giờ/tuần, nguy cơ cao hơn đến 33%. Kể cả khi đã tính đến các yếu tố khác như hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn và mức độ vận động thể chất thì nguy cơ này vẫn có xu hướng tăng đối với những người có thời gian làm việc mỗi tuần cao hơn.

Bên cạnh đó, người làm việc từ 55 giờ/tuần trở lên còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành cao hơn 13% so với những người làm việc ít hơn ngay cả khi những yếu tố như tuổi tác, giới tính, địa vị kinh tế xã hội đã được tính đến.

Ngoài đột quỵ, nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học London cũng đã nghiên cứu mối liên hệ giữa làm việc nhiều giờ với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch dựa trên việc phân tích các dữ liệu thu thập được từ 25 nghiên cứu thực hiện với 603.838 người từ châu Âu, Mỹ và Australia trong 8,5 năm.

Mặc dù những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ và các bệnh về tim mạch rất phức tạp, vì còn bao gồm cả những yếu tố về di truyền học và các yếu tố môi trường, song các nhà khoa học cảnh báo rằng việc ít vận động thể chất, uống nhiều rượu bia và thường xuyên căng thẳng đều khiến nguy cơ mắc các bệnh tăng cao.

Việc tổng hợp tất cả các nghiên cứu từ trước tới nay giúp các nhà khoa học đánh giá chính xác hơn mối liên hệ giữa làm việc nhiều giờ và các bệnh về tim mạch. Từ đó, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các bác sỹ cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khi đưa ra lời khuyên đối với những bệnh nhân thường phải làm việc nhiều giờ mỗi tuần.

 

Tuy làm việc quá giờ không phải xảy ra phổ biến, bởi vì nhiều quốc gia có đầy đủ các quy định về số giờ làm nhưng không phải lúc nào những quy định này cũng được tuân thủ. Ở nhóm các quốc gia phát triển, Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước có tỷ lệ người phải làm việc trên 50 giờ/mỗi tuần cao nhất (43%), trong lúc đó, Hà Lan có tỷ lệ thấp nhất (ít hơn 1%).

Ngủ nhiều cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ?

Vấn đề “ngủ nhiều” được đặt thành câu hỏi và câu trả lời sau đây cũng có thể gây bất ngờ đối với một số người. Dù ngủ nhiều khiến con người có cảm giác thoải mái hơn trong những ngày cuối tuần, nhưng nếu việc này kéo dài thường xuyên sẽ gây ra một số dấu hiệu xấu cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch.

Theo một nghiên cứu mới, những người ngủ trên 8 tiếng/ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người ngủ từ 6 - 8 tiếng.

Làm việc và ngủ quá nhiều: Nguy cơ đột quỵ đều cao?

Trên tạp chí Neurology, vừa mới đăng các kết quả nghiên cứu, theo dõi gần 10.000 người trong độ tuổi từ 42 - 81 trong vòng 10 năm. Họ đã ghi lại tổng thời gian ngủ mỗi đêm cũng như nguy cơ mắc đột quỵ của những người đó.

 

Trung bình có khoảng 7/10 người ngủ từ 6 - 8 tiếng, và khoảng 1/10 người ngủ trên 8 tiếng mỗi đêm. Khi thống kê các nhân tố liên quan khác, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ nhiều nhất có hơn 46% nguy cơ bị đột quỵ và con số này cao gần gấp đôi những người khác.

Dù nghiên cứu trên đã cho thấy có sự liên quan, nhưng cũng gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu vì từ trước tình trạng thiếu ngủ mới được xem là có thể dẫn đến đột quỵ. Bây giờ, các nhà nghiên cứu đã cho rằng ngủ nhiều vào ban đêm có thể sẽ làm tăng khả năng kích động, như vậy rất dễ gây ra các vấn đề về tim mạch.

Giấc ngủ kéo dài có thể là một dấu hiệu làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi, và tác động của nó nên được thử nghiệm nhiều hơn nữa trong thực tế lâm sàng”, các nhà nghiên cứu kết luận.

Nếu con người ngủ quá nhiều, đó là một dấu hiệu xấu”, bác sĩ David Gozal tại Đại học Y Chicago cho biết. Ông cũng nói rằng: “Rất ít người có thể ngủ nhiều hơn nhu cầu của chính mình. Đó là dấu hiệu tiềm tàng của các bệnh liên quan đến tim mạch, có thể là căng thẳng, ung thư hay suy giảm chức năng thần kinh”.

Nếu bạn thích ngủ nướng vào những ngày cuối tuần thì cũng đừng quá lo sợ. Theo các chuyên gia, thỉnh thoảng ngủ nhiều hơn bình thường sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu nó trở thành một thói quen thì bạn cần phải xem xét lại. Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng phát hiện của họ cần phải được theo dõi thêm, và trước hết họ cần hiểu được các cơ chế tiềm ẩn.

 

Nội dung được thực hiện qua nguồn tham khảo, tạp chí TIME (tên viết đầy đủ của tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ "The International Magazine of Events", tạm dịch: Tạp chí quốc tế cho những sự kiện). Thông tin nói trên được đưa vào TIME và được xem là một trong những sự kiện nổi bật hàng năm. Như vậy, hiện tượng “ngủ nhiều cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ” là một phát hiện mới và không phải chỉ lạ lẫm đối với một số ít người.

Vì đó là phát hiện mới, nên chính các nhà nghiên cứu, sau khi đưa ra các số liệu điều tra, cũng đã nói rằng phát hiện của họ cần phải được theo dõi thêm, và trước hết họ cần hiểu được các cơ chế tiềm ẩn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm