Lãng phí là hành vi tiêu giảm phúc báo, gieo mầm ác cho bản thân
Nhớ – làm 1 điều này thôi, 'phúc đức' công quả có thể báo cả đời không bao giờ hết / Lỡ mắc phải 'ác nghiệp' này, cả đời phụ nữ có thể phải chìm trong bể khổ, trăm năm không được đầu thai làm người
Xét từ góc độ Phật Pháp, lãng phí là hành vi tiêu giảm phúc báo, gieo mầm ác cho bản thân
Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
Người lãng phí nghiêm trọng thì kiếp sau chắc chắn sẽ ăn chẳng no hoặc đầu thai làm ngạ quỷ, chịu quả báo bị bỏ đói bỏ khát. Có người vì muốn thể hiện ta đây giàu có, mà tuỳ tiện tiêu pha, kiếp sau chắc chắn họ sẽ là một người nghèo khó. Nhìn thấy cảnh mọi người lãng phí, tôi quả thực sốt ruột lo lắng thay cho những người không hiểu luật nhân quả này.
Con người sống trên đời, nếu hàng ngày đều lãng phí những thứ mình có, thì dẫu chỉ là một hạt gạo cũng đã bị cắt giảm một chút phúc thọ của bản thân. Cả đời một con người có thể “ăn” bao nhiêu, có thể “dùng” bao nhiêu cũng đều có định số, không phải là chúng ta có tiền thì có thể chi tiêu tuỳ tiện, hoang phí. Con người hễ khởi tâm động niệm đều sẽ có nhân quả, huống hồ là việc lãng phí?
Mọi người thường nói “Trên đầu ba tấc có Thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được Thần linh ghi chép lại. Chúng ta nhất thiết không được tự cho mình thông minh mà không tin nhân quả. Những lời các vị đại đức thời xưa và Phật, Bồ Tát nói hết thảy đều là chân thực. Chúng ta cần cẩn thận lắng nghe và làm theo, không nên ngốc nghếch làm những chuyện như “kẻ điếc trộm chuông”.
Người thường lãng phí thì đức sẽ tiêu biến rất nhanh
Một người bạn của tôi lên thành phố lớn làm ăn, phát triển sự nghiệp. Chỉ trong năm năm, anh ấy đã làm ăn rất khấm khá. Ngay khi công ty đang lên như diều gặp gió thì đột nhiên anh lại bị phá sản. Nhìn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bạn này là có thể đoán được rằng anh ấy là người không có phúc.
Anh ấy không hiểu nhân quả báo ứng do lãng phí đồ ăn gây nên, và cũng không hiểu trân quý phúc báo là thứ gì. Cả nửa bát cơm ăn dở dẫu chưa ôi thiu anh cũng đổ hết đi mà không chút xót xa. Quần áo lót anh ấy giặt đi giặt lại bằng nước sạch tới cả chục lần. Tôi biết rằng thói quen này của anh thật không tốt chút nào, và cũng nhiều lần khuyên nhủ anh đừng nên lãng phí, nếu không sau này sẽ không kiếm được tiền nữa đâu. Phúc một người mà mỏng thì rất khó kiếm được tiền. Anh ấy không hiểu những gì tôi nói nên đáp lại rằng: “Không có tiền thì làm sao anh có thể lãng phí được!”. Anh ấy có lý lẽ riêng của mình.
Anh ấy mua một bộ vest đắt đỏ, mặc được một năm anh ấy không thích nữa bèn vứt vào thùng rác. Tôi hỏi: “Bộ vest đẹp thế này anh không mặc nữa, sao không cho người khác?”. Anh ấy nói rằng vứt đi thì tốt hơn, vứt bỏ đồ cũ tức là phủi đi vận rủi. Tôi không thể nào hiểu được cách sống của anh ấy. Hai năm nay sự nghiệp của anh ấy xuống dốc không phanh, theo tôi thấy anh ấy đang không ngừng làm tiêu giảm phúc báo của mình. Anh ấy thường tới tắm gội ở những trung tâm cao cấp, còn có cả các em út kề bên. Anh ấy cho rằng làm vậy là đang hưởng thụ cuộc sống. Tôi thấy anh ấy thật đáng thương, đã tiêu tán âm đức của mình mà còn tưởng mình rất giàu có. Quả là mê muội! Con người sống đến tuổi trung niên mà vẫn không biết tích phúc cho bản thân.
Vì sao trong chùa có những người tu hành chân chính khi ăn cơm không dám lãng phí dẫu chỉ là một hạt gạo. Sau khi ăn cơm xong, họ đều dùng giẻ lau sạch chiếc bát hoá duyên? Bởi vì họ nhận cúng dường của tín chủ mười phương, nên lãng phí một hạt gạo thì tội nghiệp chồng chất như núi. Hậu quả thật đáng sợ biết bao! Lẽ nào con người lãng phí ở nhà mình lại không phạm phải nhân quả hay sao? Kỳ thực họ cũng đều bị tiêu giảm phúc báo như nhau.
Lâu nay, khẩu hiệu “tiết kiệm là quốc sách” để xây dựng đất nước hình như đã bị lãng quên, hoặc có nhớ thì cũng không được thực hiện. Chúng ta không nên tuỳ tiện lãng phí bất kỳ thứ gì trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy mình làm gương mà giáo dục thế hệ trẻ biết cách trân quý từng giọt nước, từng hạt gạo. Đây chính là đạo lý tích đức cho bản thân và những người thân yêu của mình.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn