Loại cá nào có hàm lượng thủy ngân thấp?
75 chú cá voi sát thủ ‘kéo quân’ hạ sát cá voi xanh khổng lồ / Câu được 1 con cá có phần miệng kỳ lạ, tò mò cậy ra xem, người đàn ông rùng mình khi thấy cảnh tượng bên trong
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển tạo thành hợp chất thủy ngân độc hại. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào - chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản. Thủy ngân bị "giữ" lại trong những con cá và các loại thủy hải sản.
Nếu chúng trở thành thức ăn cho bạn, tất nhiên là bạn cũng sẽ tiêu thụ cả thủy ngân có trong chúng.
Một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2012 trên Tạp chí Y học Dự phòng & Sức khỏe Cộng đồng (Mỹ) đã chỉ ra rằng hàm lượng thủy ngân cao có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ương và gây ra các tác động xấu đến não - đặc biệt là làm giảm chú ý và suy giảm trí nhớ cũng như các triệu chứng như run rẩy và suy giảm thị lực.
Một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2012 trên Tạp chí Sinh học và Công nghệ sinh học (Mỹ) cũng cho thấy, nhiễm thủy ngân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng điều này là do thủy ngân làm tăng sản xuất các gốc tự do trong khi giảm chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến stress oxy hóa.
Cá chứa ít thủy ngân
đăng tải trên Livestrong cho hay, Methylmercury-chất độc nhất trong số các hợp chất thủy ngân, được hình thành khi thủy ngân vô cơ hòa tan trong cả nước ngọt và nước biển. Những hợp chất này dính vào thực vật phù du, tảo đơn bào- chuỗi thức ăn của cá và các loại thủy hải sản.
Khi thủy hải sản, cụ thể là cá, ăn phải thực vật phù du này, thủy ngân sẽ bị "giữ" lại trong chúng. Và khi trở thành món ăn của con người, thủy ngân sẽ lại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta.
Nghiên cứu mới đây của đại học Hawaii và Michigan cho biết, 80% methyl thủy ngân ở tầng nước mặt, nghĩa là tầng trên ấy, bị ánh sáng phá hủy. Do đó cá biển sống ở vùng "trên" này lại ít nhiễm thuỷ ngân.
Còn với các loại cá sống ở biển sâu, cá săn mồi và cá càng lớn, thì tích lũy thủy ngân càng nhiều. Nguyên nhân là do cá nhỏ ăn rong rêu (có thuỷ ngân), cá vừa ăn cá nhỏ, cá lớn lại ăn cá vừa, và cứ thế tích luỹ. Trong khoa học gọi hiện tượng này là tích luỹ sinh học (biomagnification).
Dựa theo những điều trên, Livestrong đã chỉ ra các cá và thủy hải sản khác có hàm lượng thủy gân thấp, nên ăn từ 2-3 lần/tuần.
Cụ thể: Cá cơm, cá đù Đại Tây Dương, cá bạc má Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá Haddock- một loại cá tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ. Ngoài ra còn có hàu, tôm hùm Mỹ, mực, sò điệp, cua.
Thủy sản có mức độ thủy ngân vừa phải, nên ăn 1 lần/tuần, gồm có: Cá trâu, cá chép, cá mú, cá chim lớn, cá mục heo, cá chày, cá rô đại dương, cá than, cá tù, cá hồng, cá thu Tây Ban Nha, cá ngừ trắng, cá ngừ vây vàng, cá vược...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo