Loại carb tốt cho người tiểu đường
Bó rau ‘quê mùa’ nhiều người làm ngơ nhưng lại là vị thuốc chữa bệnh tiểu đường, làm tan sỏi thận cực tốt / Chế độ ăn kiêng đơn giản có thể hỗ trợ thuyên giảm bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu
Việc hấp thu quá nhiều nguồn carb không lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Nguồn ảnh: Internet
Carb là nguồn năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta. Chúng được hệ tiêu hóa phân hủy thành glucose, đi vào máu và sau đó đến các tế bào với sự trợ giúp của insulin, nơi nó được sử dụng làm nguồn năng lượng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể chúng ta không sản xuất đủ insulin hoặc gặp vấn đề trong việc sử dụng nó. Vì điều này, glucose ở trong máu, do đó làm tăng lượng đường trong máu. Việc hấp thu quá nhiều nguồn carb không lành mạnh có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, có thể gây ra vấn đề theo thời gian cho bệnh nhân tiểu đường, theo Times of India.
Những điều bạn nên biết về carb
Vấn đề chính là các nguồn tinh bột không lành mạnh và tinh chế như bánh mì, mì ống, pizza, đồ chiên.
Các nguồn carb lành mạnh không có hại cho bệnh nhân tiểu đường nếu tiêu thụ với lượng vừa phải. Ngũ cốc nguyên hạt và carb phức hợp không làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức và không có hại cho sức khỏe.
Về cơ bản, có 3 nguồn cung cấp carb là: đường, chất xơ và tinh bột. Đường và tinh bột làm tăng lượng đường trong máu của bạn, nhưng chất xơ thì không. Vì vậy, bạn phải cẩn thận trong khi lựa chọn thực phẩm của mình.
Một người có thể ăn bao nhiêu carb trong một ngày?
Không có câu trả lời chắc chắn cho điều này, bởi vì mỗi cá nhân đều khác nhau và yêu cầu của cơ thể họ cũng vậy. Nói chung, khoảng một nửa lượng calo tiêu thụ hằng ngày của một bệnh nhân tiểu đường phải đến từ carbohydrate.
Vì vậy, nếu bạn tiêu thụ 2.000 calo mỗi ngày thì 1.000 calo phải là từ carb. Bạn có thể chia đều số lượng này theo tần suất bữa ăn để giữ lượng đường trong máu ổn định trong ngày, theo Times of India.
Nguồn carb tốt cho người tiểu đường
Gạo lứt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt là nguồn cung cấp carb và chất xơ rất tốt do chúng chứa cả nội nhũ, mầm và cám, trong khi gạo trắng và các loại ngũ cốc tinh chế khác chỉ có phần nội nhũ còn nguyên vẹn. Ngoài ra, chất xơ trong gạo lứt giúp làm chậm tốc độ carbohydrate đi vào máu của bạn.
Đậu lăng
Nghiên cứu tại Mỹ khuyên người tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh hơn, chẳng hạn như đậu lăng hoặc các loại đậu nói chung. Với 9g protein và 8g chất xơ, 1/2 chén đậu lăng nấu chín có chứa kali, giúp kiểm soát huyết áp. Điều này đặc biệt quan trọng vì cứ ba người bị tiểu đường thì có hai người bị huyết áp cao hoặc đang dùng thuốc để giảm huyết áp, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ.
Diêm mạch (Quinoa)
Diêm mạch là một loại hạt dinh dưỡng phổ biến. Diêm mạch được phân loại thuộc nhóm giống ngũ cốc (pseudocereal), có dạng hạt nhưng được sử dụng giống như một loại ngũ cốc thông thường. Diêm mạch nấu chín có chứa 21,3% carbs khiến nó trở thành một loại thực phẩm giàu carb. Tuy nhiên, nó cũng là chứa nhiều protein và chất xơ tốt.
Hàm lượng khoáng chất và các hợp chất có nguồn gốc thực vật trong diêm mạch khá cao. Những chất này có lợi cho sức khỏe giúp kiểm soát lượng đường trong máu được ổn định.
Diêm mạch không chứa bất kỳ loại gluten nào (một loại protein có trong lúa mì gây bệnh celiac) nên đây là một sự lựa chọn thay thế phổ biến cho lúa mì ở những người có chế độ ăn không có gluten. Diêm mạch giúp tăng cảm giác no vì nó tương đối nhiều chất xơ và protein. Điều này giúp diêm mạch có thể hỗ trợ giảm cân.
Củ dền
Củ dền có màu tím và được sử dụng trong rất nhiều món ăn bổ dưỡng. Củ dền ở dạng sống hoặc nấu chín đều chứa khoảng 8 đến 10% carbs, chủ yếu ở dạng đường và chất xơ.
Trong củ dền có nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa mạnh và các hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Củ dền cũng chứa nhiều nitrat vô cơ và được chuyển hóa thành oxit nitric trong cơ thể. Oxit nitric làm giảm huyết áp và có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Nước ép củ dền cũng có hàm lượng nitrat vô cơ rất cao và thường được sử dụng để tăng cường thể lực khi thực hiện các bài tập sức bền.
Đậu gà
Đậu là thuộc họ đậu, còn được gọi là đậu garbanzo. Đậu gà nấu chín chứa 27,4% carbs và 8% là chất xơ. Chúng cũng là một nguồn protein thực vật tốt cho sức khỏe. Đậu gà chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm sắt, phốt pho và vitamin B.
Đậu gà có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch, tiêu hóa, cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng