Loại cây hoa mọc chùm rực rỡ được ví như 'vàng mười”, giá lên tới gần 1 triệu đồng/kg, dùng uống nước sẽ giúp gan sạch, ngủ ngon hơn
Hết gan nhiễm mỡ và tiết kiệm 1 tỷ tiền phẫu thuật bằng cách làm không ai ngờ tới / Top những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn
Trên thực tế, chúng ta có thể trồng nó ở nhà. Cây kim ngân có khả năng thích nghi cao với môi trường. Ngoài ra, cây kim ngân hoa có khả năng chịu hạn. Việc chăm sóc cây kim ngân là đảm bảo đủ ánh sáng và ra hoa, hái về phơi khô và để dành để uống sau.
Kim ngân hoa, từ xưa đến nay nó được gọi là vị thuốc tốt thanh nhiệt, giải độc. Nó có tính ngọt, tính lạnh và có mùi thơm, vị ngọt mát, thanh nhiệt mà không làm đau dạ dày, có mùi thơm trong trẻo và có thể xua đuổi tà ma, nhiều người thường chọn kim ngân hoa để ngâm nước nhưng lại không biết chức năng cụ thể của nó.
Vậy hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của việc uống nước kim ngân hoa nhé. Ngoài ra, bạn có biết ngâm kim ngân hoa trong nước có tác dụng gì tốt cho sức khỏe? Hãy cùng nhau tìm hiểu.
Ảnh minh họa.
Cây kim ngân hoa hay còn được gọi là cây vàng bạc, nhẫn đông, nhị bảo hoa, kim đằng,… Đây là loại cây dây leo mọc thành bụi, thân cây có đường kính khoảng 1-2cm, dài tới 9-10cm. Lá của cây kim ngân hoa hình trứng, mọc đối xứng và xanh tốt quanh năm, mùa đông cũng không bị rụng vì cây có khả năng chịu rét tốt.
Hoa của cây kim ngân hoa có 2 màu là trắng và vàng, mang hương thơm dịu dễ chịu. Theo dân gian, loài hoa này có thể dự báo được trời mưa. Nếu trời đang nắng mà hương hoa kim ngân thơm nức thì có nghĩa là sẽ có mưa sau khoảng 7 – 10 giờ nữa.
Loại cây này thường được trồng làm cảnh, cho leo ở bờ tường hoặc làm giàn cho cây leo lên để lấy bóng mát hay trồng ở ban công cho cây rủ xuống đều đẹp. Trong phong thủy, nhiều người tin rằng trồng cây kim ngân hoa trong nhà có thể mang tới tài lộc và may mắn cho gia chủ. Bởi chữ “kim” có nghĩa là vàng, hiện kim, trong khi đó chữ “ngân” tức là ngân lượng, tiền của.
Ngoài trồng để làm cảnh giúp chiêu tài đón lộc cho gia chủ hay lấy bóng mát thì kim ngân hoa còn là vị thuốc quý trong Đông y. Kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, quy kinh tại 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ.
Loại hoa này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác để trị mụn nhọt, mẩn ngứa, hoặc chữa viêm họng, tả lỵ,… Nó còn được xếp đầu bảng trong tiêu độc. Hoặc, bạn có thể dùng hoa kim ngân phơi khô để pha trà uống cũng rất tốt.
Vì đây là một loại vị thuốc quý nên trên thị trường, hoa kim ngân được rao bán với giá rất cao, dao động từ 700.000 – 900.000 đồng/kg với hoa phơi khô.
Hoa kim ngân phơi khô có thể dùng để pha trà, làm thuốc.
Giá bán hoa kim ngân phơi khô trên một trang web.
Cách trồng và chăm sóc cây cảnh kim ngân hoa
Cây kim ngân hoa không hề khó trồng nên bạn có thể trồng một bụi ở nhà để làm cảnh cũng như đón tài lộc cho gia đình. Khi cây ra hoa, bạn còn có thể được hít hà hương thơm dễ chịu của nó và hái xuống để pha trà uống mà không cần phải tốn tiền mua.
Kim ngân hoa có thể trồng bằng hạt giống hoặc phương pháp chiết cành. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành được sử dụng phổ biến hơn cả vì cách này rất đơn giản, cây phát triển nhanh hơn, sớm cho hoa.
Bạn chỉ cần cắt lấy một đoạn thân cây kim ngân không già cũng không non, cuộn tròn thành 2-3 vòng có đường kính khoảng 15cm rồi đặt vào chậu đất/ túi đất. Lưu ý, đất trồng nên trộn sẵn phân chuồng đã ủ hoai mục. Sau khi đặt thân cây kim ngân hoa vào thì lấp đất lại, nhưng nên để phần ngọn thò trên mặt đất.
Trong giai đoạn này, nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây. Sau khoảng 1 tháng, cây sẽ đâm chồi, mọc lá mới.
Cây kim ngân hoa rất dễ chăm sóc, nhưng để cây phát triển tốt và cho hoa nhiều bạn nên chú ý tới 3 yếu tố sau:
- Ánh sáng: Cây kim ngân hoa có thể chịu được mọi điều kiện nhiệt độ, cả nóng và lạnh. Nhưng cây sẽ phát triển tốt hơn, ra hoa nhiều hơn khi được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Không nên trồng ở nơi bị che khuất, thiếu ánh sáng vì như vậy cây rất dễ bị rệp tấn công, lượng hoa mọc ra cũng ít hẳn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Kim ngân hoa ít bị sâu hại, nên nếu có sâu, bạn chỉ nên loại bỏ chúng bằng phương pháp thủ công, không nên dùng thuốc trừ sâu để đảm bảo tính dược liệu, an toàn của cây kim ngân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Dù đắt đến mấy cũng nên mua '6 loại rau' này, dư lượng thuốc trừ sâu về cơ bản gần như bằng 0
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Tử vi tuổi Dậu tháng 11/2024: Thách thức đan xen cơ hội, hãy vững vàng và tích cực