Đời sống

Loại quả nhỏ bé tưởng "vô dụng" ai dè là "vua trái cây mùa hè", giàu dinh dưỡng mà giảm cân cực tốt

Cứ vào mùa hè, nhiều người lại săn lùng loại trái cây có hương vị thơm thơm, chua chua, thanh thanh - được Đông y đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe.

Những loại rau củ được mệnh danh là 'thần dược' của mắt, ăn vào lại tốt cho sức khỏe / Mướp đắng rất lành nhưng ăn sai cách cũng gây hại sức khỏe, hối hận không kịp

Ở Việt Nam, quất hồng bì chỉ là quả dại, nhưng đây lại là trái cây "vàng" mùa hè của rất nhiều người dân Trung Quốc.

Quất hồng bì được Đông y gọi là Quả hoàng bì (vỏ vàng) và có thêm những cái tên khác như Hoàng bì tử, hoàng đạn tử, kim đạn tử…

Dân gian có truyền lại công thức làm đẹp từ quất hồng bì:

Nguyên liệu: Quất hồng bì + Đường phèn + Muối + Nước đun sôi để nguội

Cách làm:

Bước 1: Quất hồng bì đem nhặt sạch bỏ hết lá và cuống chỉ lấy phần quả. Sau đó đem rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng 30 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.

tac-dung-chua-benh-cua-hong-bi
Ảnh minh họa

Bước 2: Vớt quất hồng bì ra để ráo nước sau đó cho vào bình thủy tinh lần lượt 1 lớp quất, một lớp đường phèn cứ lần lượt đến khi hết quất.

Bước 3: Rắc một lớp muối hạt lên trên cùng sau đó đậy nắp thật chặt và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.

Bước 4: Sau khoảng 2 – 3 tháng khi quả quất teo lại bạn có thể lấy một chút nước quất hồng bì pha với nước lọc để thưởng thức giúp thanh nhiệt giải tỏa cơn khát và giảm cân.

Lưu ý: Quất hồng bì tuy có tác dụng giảm cân và nhiều tác dụng sức khỏe khác. Tuy nhiên do được ngâm với đường phèn nên bạn không nên sử dụng thực đơn giảm cân này quá thường xuyên nếu không sẽ bị tác dụng ngược đó là khiến cân nặng tăng nhiều hơn. Để giảm cân hiệu quả các bạn cũng nên kết hợp với 1 chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lý. Một, hai ly nước quất hồng bì có thể không khiến bạn giảm cân nhưng nếu uống liên tục mỗi ngày vài ly thì việc bạn sẽ tăng cân là khó tránh khỏi.

Giá trị dinh dưỡng của quất hồng bì:

 

Đông y nghiên cứu về Quất hồng bì rất kỹ, theo tài liệu công bố, thành phần dinh dưỡng của trái cây này khá đặc biệt. Trong 100g có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể.

Về đặc tính, quất hồng bì có tính lạnh, vị chua, với lượng calo khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g. Vốn được biết đến với nhiều công dụng cụ thể như sinh tân (tạo nước bọt, các nguồn nước/dịch cơ thể), giải khát, chữa hen suyễn, chăm sóc tốt cho dạ dày, thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.

Do có vị chua ngọt, được đánh giá là một trong những loại trái cây có hương vị đặc trưng và đặc biệt trong nhóm những trái cây mùa hè, được so sánh là tuyệt vời như quả vải và hội tụ đủ 3 yếu tố: Sắc, Hương, Vị thuộc dạng "tuyệt phẩm" trong họ trái cây.

Quất hồng bì có tác dụng chữa nhiều bệnh

1. Giảm ho tiêu đờm: Hỗ trợ giải quyết tình trạng ho có nhiều đờm, đờm dính đặc, ho nhiều và các triệu chứng tương tự khác.

 

2. Giải khát sinh nước bọt: Tốt cho người bị chứng họng khô, háo nước, ăn xong sẽ giúp sảng khoái và thoải mái. Người bị khô miệng, khô mắt, suy nghĩ quá mức, thiếu ngủ, người phải nói nhiều. Nó có thể làm loãng độ nhớt của chứng viêm đường hô hấp và tiết dịch, giúp dễ dàng loại bỏ đờm ra ngoài, đồng thời ngăn chặn ho và đờm phát triển.

3. Hen suyễn: Làm giảm sự kích khích của các trung tâm hô hấp, giúp cho hệ hô hấp hoạt động trơn tru và êm dịu hơn, làm giảm hen suyễn.

4. Chăm sóc, nuôi dưỡng dạ dày: Giúp trung hòa axit dạ dày, giảm đau dạ dày.

5. Giúp giảm đầy hơi, loại trừ trướng bụng: Ăn quất hồng bì có thể làm cho khí trong cơ thể vận hành thuận lợi hơn, vùng khí di chuyển rộng hơn, hạ khí xuống thấp, thoát nhanh ra ngoài nên sẽ loại bỏ được chứng đầy hơi, phù nề.

6. Điều hòa kinh nguyệt: Giảm đau bụng kinh, hoặc đau vùng lưng dưới trong kỳ kinh nguyệt.

 

7. Nhuận tràng: Quất hồng bì còn có tác dụng làm bôi trơn đường ruột, kích thích đi ngoài nhanh chóng hơn.

8. Nuôi dưỡng và chăm sóc lá lách: Tốt cho những người bị yếu lá lách, người nặng nề khó chịu do lá lách hoạt động không thông, đại tiện phân lỏng, chán ăn, tứ chi mệt mỏi.

9. Chống viêm giảm đau: Giúp làm dịu cảm giác đau, tiêu trừ triệu chứng sưng viêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm