Loại rau mọc đầy trong vườn lại có tác dụng thần kỳ giúp giải độc, trị táo bón
Những thực phẩm càng nấu chín kỹ càng giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhất là loại thứ 2 / Là phụ nữ nếu không ăn thực phẩm này có thể sẽ hối hận cả đời
Là một loại rau thường được ăn vào mùa hè, rau đay đem lại vô vàn tác dụng. Không chỉ giúp giải nhiệt mùa hè, rau đay còn là loại rau giúp nhuận tràng, chữa được nhiều bệnh thường gặp.
Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau đay có vị ngọt, tính mát, không độc có tác dụng nhuận tràng, tiêu đàm, thông kinh. Rau đay thường được dùng để chữa bệnh cho người bị suy nhược cơ thể, táo bón, kiết lỵ, ho đàm, an thần, trợ tim, lợi tiểu và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong rau đay có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Trong 100g rau đay có chứa Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650m%, vitaminB1 0,24mg%, vitaminB2 0,36mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,490 đơn vị, vitamin E 141 đơn vị. Đây đều là những loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe mỗi người.
Giúp nhuận tràng, trị táo bón
Công dụng rau đay giúp nhuận tràng, trị táo bón là nhờ rau đay có chứa nhiều nước. Vì nhiều nước nên nó giúp làm mềm phân. Trong rau đay có nhiều polysaccharid nên sẽ làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Ngoài ra, rau đay lại có nhiều chất nhầy, một chất như có tác dụng bôi trơn khiến cho phân dễ bị tống đẩy ra ngoài. Trong thành phần lại có nhiều đường sucrose và inositol. Các đường này không hấp thu mà lại giữ nước làm phân nở to nhưng lại rất mềm, do đó, người bệnh táo bón ăn rau đay sẽ rất dễ đi đại tiện và có thể khắc phục được chứng bệnh này.
Tăng tiết sữa cho mẹ bầu
Rau đay có nhiều nước nên có tác dụng làm tăng thể tích sữa, giúp lợi sữa, hơn nữa rau đay còn có nhiều chất nhầy nên sẽ giúp sữa của mẹ bầu về nhiều hơn.
Trên thực tế, nếu mẹ bầu ăn rau đay liên tiếp trong 4 tuần ngay sau sinh thì thấy rõ lượng sữa ra của tuần 3, 4 nhiều hơn tuần 1, 2. Nhưng nếu không ăn rau đay, sữa tuần 3, 4 vẫn về nhưng mức độ kém hơn nhiều.
Giúp thanh nhiệt, giải độc
Rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đau có nhiều nước, chứa nhiều chất nhầy, có nhiều đường nên có lợi trong việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.
Tác dụng thông tiểu
Rau đay có hoạt chất vận động tim mạch nên có tác dụng làm tăng số lượng nước tiểu, và có tác dụng kháng viêm nên giải quyết viêm nhiễm đường tiểu. Đồng thời, rau đay cũng có tác dụng tiêu thũng nên nước tiểu sẽ dễ dàng ra ngoài.
Tốt cho tim mạch
Trong lá rau đay người ta còn tìm thấy một hoạt chất thuốc có tên là capsin. Đây là một chất có tác dụng tương tự như với các glycosid cường tim vốn được sử dụng làm thuốc chống suy tim.
Tác dụng kháng viêm
Trong chất nhầy của rau đay người ta tìm thấy rất nhiều acid hữu cơ như: coumaric, ferulic, vanillic, hydroxybenzoic,…Những hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
Tốt cho trẻ ăn dặm
Trong danh sách các loại rau nên chế biến cho trẻ ăn dặm, ngoài các loại củ quả thông thường, các mẹ nên ngắt lá rau đay nấu cho trẻ nhưng nhớ bỏ cuống lá.
Rau đay là thực phẩm rất giàu canxi, trong 100g rau đay chứa 182mg canxi. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm dễ phải đối mặt với nguy cơ còi xương vì thiếu canxi nên trẻ cần nhiều dinh dưỡng và canxi để có thể phát triển hệ xương và răng. Vì thế, ăn rau đay rất tốt cho việc bổ sung canxi cho trẻ đang ở tuổi ăn dặm.
Một số bài thuốc từ lá rau đay
Chữa táo bón
Lấy 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
Rau đay, rau mồng tơi (lượng bằng nhau), nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5 – 7 sẽ khỏi táo bón.
Rau đay, rau mồng tơi, rau lang, rau má, mỗi thứ 50g, nấu canh ăn 1 ngày/lần trong 5 – 7 ngày.
Chữa cảm nắng nhẹ
Lấy khoảng một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, còn bã đắp vào 2 bên thái dương. Thực hiện vài lần trong ngày. Hoặc có thể lấy từ 20g hạt rau đay sắc uống nóng cho toát mồ hôi ra,
Sau khi ít sữa
Tuần đầu tiên sau sinh, mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay, sữa sẽ ra đều và rất tốt.
Giải nhiệt
Rau đay nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày sẽ có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu hóa, bổ sung canxi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.
Lưu ý: Mặc dù rau đay rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chữa được nhiều bệnh thường gặp vào mùa hè nhưng rau đay có đặc tính nhuận trường, do đó những người đang bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này vì nó có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
Phù thũng
Hạt rau đay 15-20g đem sắc lấy nước nóng uống, đắp chăn cho vã mồ hồi sẽ thấy người nhẹ nhõm, giảm phù.
Chữa tràn dịch màng phổi
Lấy hạt rau đay 8g, ý dĩ 16g, tỳ giải 12g, mộc thông 12g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 12g, bách bộ 12g, hạt bìm bìm biếc 8g, rễ cỏ tranh 8g, hạt mã đề 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân
Gen Z dẫn đầu tỷ lệ ngoại tình, điều gì gây ra xu hướng này?