Loại trà được làm từ 1 gia vị trong bếp là 'thuốc' kháng viêm, hạ huyết áp, phòng ung thư
Bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được ăn nhiều / Mùa nồm dễ ốm, xào thịt với rau này vừa ngon lại tăng đề kháng, cực tốt cho sức khỏe
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình. Từ lâu, gừng đã được sử dụng để điều trị bệnh và thêm hương vị cay cho các món ăn. Gừng có nguồn gốc từ châu Á và thuộc họ thực vật Zingiberaceae, người dân thường sử dụng rễ hoặc thân của củ gừng để ăn.
Gừng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả để pha trà. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách đun sôi củ gừng đã gọt vỏ trong nước vài phút. Trà gừng có tính ấm, vị cay nhẹ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống trà gừng cũng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Lợi ích sức khỏe của trà gừngMột số chuyên gia cho rằng gingerol trong gừng có thể giúp giảm buồn nôn do mang thai, hoặc bị say tàu xe.
Các nhà nghiên cứu cho rằng gừng có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả và rẻ tiền cho các loại thuốc chống buồn nôn truyền thống ở những người đang mang thai hoặc đang hóa trị và không thể dùng các loại thuốc thông thường.
Ngoài ra, một cuộc thử nghiệm trên 80 học viên hải quân không quen đi thuyền trên biển cũng đã xác định rằng những người thêm 1 gam bột gừng vào chế độ ăn uống đã giảm tình trạng nôn mửa và đổ mồ hôi lạnh.
Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa tìm ra nguyên lý tác động đến sức khỏe của gừng, nhưng thỉnh thoảng nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy thử uống một tách trà gừng.
2. Hạ huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạchNghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ gừng với liều lượng 2–6 gam hàng ngày có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Thêm gừng vào chế độ ăn uống có thể giúp hạ huyết áp; giúp ngăn ngừa các cơn đau tim; giúp giảm cholesterol và phòng ngừa hình thành cục máu đông; cải thiện lưu thông máu.
3. Kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ gừng có tác dụng có lợi đối với việc kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng gừng có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách tăng sinh nhiệt của cơ thể giúp đốt cháy chất béo; tăng cường phân hủy chất béo; ức chế lưu trữ chất béo; ức chế quá trình hấp thu chất béo và giúp kiểm soát sự thèm ăn.
Ngoài ra, gừng có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì bằng cách giảm mức insulin lúc đói, huyết sắc tố A1C (Hemoglobin A1C là dấu hiệu cho biết lượng đường trong máu trong 2-3 tháng) và chất béo trung tính.
4. Giảm đau và viêm
Gừng có chứa các hợp chất, chẳng hạn như shogaols và gingerols, có thể đem lại các lợi ích sức khỏe. Theo một đánh giá năm 2015, cả shogaols và gingerols đều có hoạt tính chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống dị ứng.
Trà gừng cũng có thể giúp giảm chứng đau bụng kinh ở phụ nữ khi uống vào đầu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể đem lại hiệu quả tương đương hoặc hiệu quả hơn các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Ngoài ra, trà gừng cũng có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và làm dịu cơn đau họng. Theo một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, gừng có thể giảm thiểu tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn. Các nhà khoa học cũng phát hiện ra đặc tính kháng virus của gừng tươi giúp cơ thể chống chọi với virus hợp bào hô hấp.
5. Phòng chống ung thưCác nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư, chủ yếu là do hàm lượng gingerol và shogaol của nó.
Các nghiên cứu về ống nghiệm đã chỉ ra rằng gingerol và shogaol trong gừng có thể giúp phòng chống ung thư bằng cách gây chết tế bào ung thư, ngăn chặn sự nhân lên và phát triển của tế bào ung thư.
Các nghiên cứu ống nghiệm khác đã chỉ ra rằng gừng có thể tác động đến một số loại tế bào ung thư như ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng phòng ngừa ung thư của gừng và trà gừng.
6. Bảo vệ não bộCác nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng chống lại quá trình stress oxy hóa và viêm của gừng. Đây cũng là hai yếu tố dẫn đến các bệnh thoái hóa não bộ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng đặc tính chống oxy hóa của gingerol và shogaol trong gừng có thể bảo vệ cơ thể, chống lại tình trạng suy giảm chức năng não do tuổi tác.
Các nghiên cứu về ống nghiệm cũng cho thấy chiết xuất gừng có thể làm tăng khả năng sống sót của tế bào chống lại beta-amyloid - một loại protein liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer.
Những ai không nên sử dụng trà gừng?Trà gừng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng trà gừng.
Một số người có thể gặp tác dụng phụ khi uống trà gừng, chẳng hạn như đầy hơi hoặc ợ chua. Ngoài ra, vì trà gừng có thể giúp hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp hoặc đang sử dụng các loại thuốc huyết áp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà gừng.
Sử dụng trà gừng vào thời điểm nào?Mọi người có thể sử dụng trà gừng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể uống vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sử dụng sau bữa ăn giúp dễ tiêu hóa.
Mọi người cũng có thể thêm chanh tươi, trà xanh hoặc mật ong vào trà gừng để tăng thêm hương vị cho loại nước này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ