Đời sống

Lưu ý để bạn có một sức khỏe tinh thần tốt

Rối loạn tinh thần là bệnh lý về tâm lý kéo dài có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng nên bạn cần chú ý.

Những loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa / Những rủi ro khi xăm chân mày

Khái niệm về sức khỏe tinh thần

Lưu ý để bạn có một sức khỏe tinh thần tốt

Bạn cần thận trọng với bệnh rối loạn tinh thần. Nguồn ảnh: Internet

Sức khỏe tinh thần là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống cảm xúc của con người. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, vẫn làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.

Người có sức khỏe tinh thần tốt là người có tinh thần khỏe mạnh, luôn tích cực trong suy nghĩ, biết cách kiểm soát hành vi và cảm xúc. Khi đối mặt với những khó khăn thử thách, người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ có ý chí kiên cường hơn.

Các rối loạn tinh thần phổ biến

Theo các chuyên gia tâm lý, bệnh tinh thần hay thường được gọi là rối loạn tinh thần là bệnh lý gây ra do sự bất ổn về tinh thần kéo dài. Có đến 300 chứng bệnh tinh thần khác nhau với những nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị riêng biệt. Một số rối loạn tinh thần phổ biến như sau:

Rối loạn lo âu (anxiety disorder): Với các dấu hiệu chính là suy nghĩ nhiều, trạng thái lo lắng quá mức, thường mất ngủ, luôn cầu toàn, đau đầu căng cơ, triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài,...

 

Rối loạn trầm cảm (depressive disorder): Cảm giác buồn bã hay chán nản, mất hứng thú với mọi việc, dễ nổi giận vô cớ, mất tập trung, hay quên, có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát. Theo thống kế có đến 80% người sẽ mắc rối loạn trầm cảm tại một thời điểm khó khăn nào đó trong cuộc đời.

Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) sẽ biểu hiện bằng những cung bậc cảm xúc buồn vui thất thường và liên tục thay đổi.

Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder) còn được gọi là chứng sợ xã hội, nghĩa là người bệnh có xu hướng sợ đám đông, ngại giao tiếp với người khác.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - bệnh OCD (obsessive-compulsive disorder): Người mắc chứng bệnh này thường rất ưa sạch sẽ, chỉn chu và kỹ càng trong mọi việc. Người bệnh đôi khi cũng bị ám ảnh bởi các con số, kỳ vọng vào sự bảo đảm hoặc dằn vặt về các mối quan hệ...

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương – PTSD (post-traumatic stress disorder): có thể xảy ra do tổn thương tâm lý sau chấn thương hay ảnh hưởng thể chất sau tai nạn.

 

Tâm thần phân liệt (schizophrenia) là một rối loạn tinh thần nghiêm trọng với các triệu chứng ảo tưởng, cảm xúc nóng nảy, hành vi bạo lực. Tâm thần phân liệt cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Lưu ý để có sức khoẻ tinh thần tốt

Đi dạo vào sáng sớm

Thức dậy vào buổi sáng không dễ, nhưng hãy thử đi bộ. Năng lượng của bạn không chỉ được tăng cường mà cơ thể và tâm trí cũng sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

Đi bộ mỗi sáng giúp cải thiện chức năng của não, tăng lượng máu lên não. Vận động buổi sáng giúp bạn ghi nhớ, tập trung tốt hơn và có thêm khả năng giải quyết vấn đề.

 

 

Làm tình nguyện

Không chỉ giúp bạn bớt nhàm chán, làm việc tốt còn có thể kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, mỗi khi chúng ta làm một việc tốt, một loạt endorphin (hormone hạnh phúc) sẽ được giải phóng trong não. Bạn cảm thấy hài lòng với bản thân, biết ơn về những gì đang có, sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Đi dạo vào sáng sớm

Thức dậy vào buổi sáng không dễ, nhưng hãy thử đi bộ. Năng lượng của bạn không chỉ được tăng cường mà cơ thể và tâm trí cũng sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

Đi bộ mỗi sáng giúp cải thiện chức năng của não, tăng lượng máu lên não. Vận động buổi sáng giúp bạn ghi nhớ, tập trung tốt hơn và có thêm khả năng giải quyết vấn đề.

 

 

Làm tình nguyện

Không chỉ giúp bạn bớt nhàm chán, làm việc tốt còn có thể kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, mỗi khi chúng ta làm một việc tốt, một loạt endorphin (hormone hạnh phúc) sẽ được giải phóng trong não. Bạn cảm thấy hài lòng với bản thân, biết ơn về những gì đang có, sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Giảm thời gian sử dụng công nghệ

Càng ở nhà nhiều, thời gian ngồi trước màn hình để xem các chương trình và lướt mạng xã hội càng tăng. Để bớt căng thẳng, việc đầu tiên nên làm là giới hạn thời gian sử dụng công nghệ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm