Lý do bạn ăn ít mà vẫn tăng cân không kiểm soát
Bạn ăn ít những vẫn tăng cân thì hãy chú ý những nguyên nhân này nhé.
Lý do bạn thể dục mà vẫn tăng cân / Nguyên tắc ăn uống giúp khỏe mạnh mà không tăng cân
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Gen Z dẫn đầu tỷ lệ ngoại tình, điều gì gây ra xu hướng này?
Cột tin quảng cáo
Căng thẳng kéo dài
Nếu cơ thể bạn thường xuyên gặp lo lắng, căng thẳng thì hormone cortisol sẽ sản sinh ra nhiều. Lượng hormone này nếu dư thừa trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây tích tụ chất béo. Cứ kéo dài tình trạng này lâu thì cân nặng và mỡ bụng của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Do đó, bạn nên điều tiết lại các hoạt động trong ngày để hạn chế nguy cơ gây dư thừa hormone cortisol trong cơ thể.
Sai lầm khi chọn thực phẩm
Ăn ít đi, nhưng những thực phẩm bạn chọn giàu calo thì việc giảm cân là một cản trở. Nhóm các thực phẩm giàu calo như các loại hạt, ngũ cốc thô, trái cây đóng hộp, trái cây khô… sẽ cung cấp nhiều calo, trong khi đó bạn cứ vô tư nạp những thực phẩm này thì việc giảm cân sẽ bị phản tác dụng. Để giảm cân, bạn cần tạo ra sự cân bằng lượng calo trong thực đơn hằng ngày bằng cách ăn ít calo hơn so với cơ thể bạn đốt cháy mỗi ngày.
Cơ thể thiếu chất
Khi cơ thể của bạn không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết thì khả năng hấp thụ sẽ trở nên kém hơn. Đặc biệt, nếu cơ thể không được nạp đủ magie, sắt hay vitamin D cũng có thể gây ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và làm tăng khả năng tích tụ mỡ thừa. Ngay lúc này, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn trong ngày bằng cách tiêu thụ đủ các loại thực phẩm giàu những chất dinh dưỡng kể trên để giúp quá trình trao đổi chất làm việc tốt hơn.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Nếu cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp thì nó có thể gây ra tình trạng suy giáp. Và tăng cân chính là một trong những biểu hiện cảnh báo tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải một số biểu hiện đi kèm như mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sưng cổ, thân nhiệt cơ thể thay đổi bất thường... Lúc này, đừng chủ quan bỏ qua mà cần trực tiếp đi khám ngay để được khám chữa đúng cách.
Tăng cân do gen
Nếu một người mang trong mình gen béo phì thì khả năng hấp thụ chất béo của họ cao hơn nhưng hoạt động trao đổi chất thì chậm hơn người bình thường. Chính vì thế, một khi họ ăn ít đi hoặc nhịn ăn, do quá trình trao đổi chất chậm lại nên cơ thể họ không những không sử dụng mỡ thừa, tạo năng lượng nuôi cơ thể mà còn là nguyên nhân tích tụ lượng mỡ thừa, gây béo phì. Đồng thời, do thiếu năng lượng để hoạt động khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không hoạt động hiệu quả, dẫn tới thừa cân.