Đời sống

Mang cơm trưa đi làm tưởng ngon sạch nhưng mắc phải 4 sai lầm này chỉ rước thêm bệnh vào thân

Mang cơm trưa đi làm là thói quen của nhiều người, vừa giúp đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm. Tuy nhiên, có một số sai lầm mà bạn cần tránh để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Con dâu chụp khăn vào nồi cơm điện, mẹ chồng lớn tiếng mắng nhưng biết lý do lại "gật gù" khen ngợi / Thực đơn cơm chiều: 3 món ngon dễ làm

Mang cơm trưa đi làm giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá lại được thưởng thức những món ăn đúng khẩu vị. Đối với nhiều người, cơm trưa chỉ cần chuẩn bị một vài món rất đơn giản, có thể nấu từ tối hôm trước cũng được. Dù ăn cơm trưa nhà làm mang đến nhiều lợi ích nhưng có một số thói quen tai hại có thể khiến bữa cơm trưa của bạn không còn đảm bảo vệ sinh.

Dùng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hộp cơm làm bằng nhựa được bán với giá thành rất rẻ và mẫu mã bắt mắt. Tuy nhiên, việc đựng cơm bằng hộp nhựa cũng có những bất cập.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, sản xuất ra đồ nhựa là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi nhưng đồ nhựa nói chung vẫn có nhiều nguy cơ.

sai-lam-mang-com-trua-di-lam-01
Ảnh minh họa.

PGS. Thịnh cho biết: "Tất cả nhựa đều là polyme, được làm từ các mắt xích monome. Mắt xích không tự sinh ra trong tự nhiên mà phải trải qua quá trình nhân tạo trong tự nhiên, nối với nhau tạo thành. Chất có gây độc hại hay không hiện nay vẫn còn là cuộc tranh cãi. Trong hiện tại, nó vẫn là cách đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, xét về nguyên tắc, đồ nhựa được chế tạo không phải để chịu nhiệt. Do đó, việc nấu hay đựng, bảo quản đồ ăn nóng dù trong hoàn cảnh nào cũng là điều tối kỵ".

Ở nhiệt độ cao, nhựa và thực phẩm dễ biến dạng, xảy ra các phản ứng hóa học và tạo ra các chất độc hại. Người sử dụng có thể đối mặt với tình trạng phơi nhiễm độc.

Các chất độc này khi đi vào cơ thể có thể len lỏi vào các cơ quan nội tạng, đi vào máu và sinh ra các bệnh nguy hiểm. Đáng nói, nguy cơ bệnh tật không xuất hiện ngay lập tức mà âm thầm tích lũy thành các bệnh mãn tính. Đôi khi phát hiện bệnh đã là giai đoạn muộn.

PGS. Thịnh còn khuyến cáo, đựng thức ăn nhiều muối, đồ ăn nhiều dầu mỡ làm phát sinh các chất độc hại trong quá trình bảo quản. Nhiều người có thói quen tận dụng đồ nhựa dùng đi dùng lại nhiều lần, đựng thực phẩm trng đồ nhựa cả năm mới đem ra nấu... thì nguy hại càng khó lường.

Để thức ăn nóng vào hộp

 

Ngay cả khi bạn không đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa thì việc cho đồ ăn mới nấu vào hộp rồi đậy kín cũng không tốt cho sức khỏe.

Cho thức ăn nóng vào hộp và đậy kín sẽ khiến chúng bị hấp hơi, kém ngon. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng, đồ ăn có thể bị thiu.

Tốt nhất, bạn nên để thức ăn nguội bớt rồi mới cho vào hộp và đậy nắp lại. Khi ăn thì đem hâm nóng.

sai-lam-mang-com-trua-di-lam-02

Mang một số món ăn để qua đêm

Thời gian chuẩn bị đồ ăn vào buổi sáng thường ít nên một số người có thói quen nấu nhiều vào tối hôm trước và dùng đồ ăn thừa để mang đi làm vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc ăn đồ ăn chế biến từ hôm trước vừa không đảm bảo hương vị vừa tạo ra một số nguy cơ cho sức khỏe.

 

Theo các chuyên gia, một số thực phẩm đã chế biến để qua đêm có nguy cơ bị biến chất, gây hại sức khỏe.

Hâm nóng thức ăn sai cách

sai-lam-mang-com-trua-di-lam-03

Hiện nay, nhiều văn phòng có trang bị lò vi sóng để mọi người dễ dàng hâm nóng cơm trưa. Tuy nhiên, không ít người có thói quen cho cả hộp cơm nhựa hoặc thức ăn trong bọc nilon vào lò vi sóng để quay. Đây là một trong những sai lầm tai hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không phải loại nhựa nào cũng có thể sử dụng được trong lò vi sóng. Ngay cả khi hộp nhựa không bị chảy thì chúng vẫn có thể phát tán ra những chất độc hại không tốt cho người sử dụng.

Theo các chuyên gia, chỉ nên sử dụng các loại hộp có chất liệu sứ hoặc thủy tinh chịu nhiệt để đảm bảo an toàn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm