Mang thai lần đầu: Mẹ bầu cần lưu ý gì?
7 triệu chứng ù tai mà bạn không nên bỏ qua / Mẹo hay huấn luyện con 'yêu ăn như yêu mẹ'
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Phần lớn chị em lần đầu mang thai sẽ không lường trước được những thay đổi, thậm chí là bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ. Đó là cảm giác mệt mỏi kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, là cảm giác ốm nghén, buồn nôn, thèm vô cớ, là sự thay đổi tính khí thất thường sáng nắng, chiều mưa, cảm giác cáu gắt, giận hờn vô cớ…
Mẹ bầu rất dễ đối mặt với sự thay đổi về tâm lý khi mang thai, vì thế cần sự quan tâm, thấu hiểu của người thân trong gia đình
Dưới đây là những thay đổi tâm lý thường gặp mẹ bầu cần nắm được có thể chủ động thích nghi:
- Tuần đầu mang thai: Người mẹ thường có tâm lý hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn.
- Ba tháng đầu: Do bị ốm nghén, nhiều thai phụ cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, cáu kỉnh và dễ quên.
- Vào tháng thứ 4 - 6: Người mẹ bắt đầu phát sinh những tình cảm đặc biệt với em bé, với những người thân xung quanh do sự cử động của thai nhi.
- Vài tuần cuối của thai kỳ: Người mẹ cảm thấy nặng nề và lo lắng về kỳ sinh sắp tới. Thậm chí có nhiều phụ nữ có thể phát sinh tâm lý buồn chán, cô đơn.
Chính vì những thay đổi bất thường trong tâm lý nên giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần có sự quan tâm, chia sẻ của người thân, gia đình để có thể bước qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, cảm nhận niềm hạnh phúc đang từng ngày lớn lên trong gia đình mình.
Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Dinh dưỡng khi mang thai là một vấn đề mà bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Với mỗi giai đoạn mang thai, tùy vào thể trạng, nhu cầu của mỗi người mà cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Trong 4 tháng đầu, mẹ bầu chưa cần ăn uống quá tẩm bổ mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường, có thể bổ sung thêm sữa, hoa quả và tăng dần chất dinh dưỡng vào các tháng tiếp theo.
Tăng cường các nguyên tố vi lượng như chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng theo tháp dinh dưỡng và bổ sung khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Tâm lý và sức khỏe của mẹ khi mang thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, cảm nhận từng sự thay đổi bình thường và bất thường trong cơ thể mình.
- Trước khi mang thai, nên thực hiện tiêm phòng các mũi như cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.
- Trong quá trình mang thai: Có chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống theo nhu cầu, không nên kiêng khem quá mức. Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh xa những nơi khói bụi, ồn ào, ô nhiễm, môi trường khói thuốc độc hại… Không nên mang vác những vật nặng, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường của cơ thể, tuyệt đối không tự ý uống thuốc, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa hoặc theo sự tư vấn của bác sĩ.
Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng làm mẹ
Việc tìm hiểu, trang bị những kiến thức, kỹ năng làm mẹ thời nay có vẻ khá dễ dàng với tất cả mọi người, khi mạng internet phát triển mạnh mẽ. Bất kỳ một vấn đề nào, mẹ bầu cũng có thể tìm được câu trả lời dựa vào thế giới mạng.
Tuy nhiên, thế giới mạng internet cũng vô cùng khiến cho các mẹ lần đầu mang thai không khỏi hoang mang, lo lắng khi mà một vấn đề mang ra có quá nhiều thông tin không được kiểm chứng. Vì thế, bên cạnh việc tham khảo thông tin trên mạng, mẹ bầu cần chủ động tìm đến các chuyên gia sản phụ khoa để được giải đáp một cách cẩn thận, rõ ràng nhất hoặc tham gia các lớp học tiền sản để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Ảnh minh họa