Mẹ bầu trước khi lên bàn đẻ phải giữ cho 3 bộ phận này sạch sẽ, gọn gàng
5 thực phẩm mẹ bầu nên ăn để con da trắng bóc / 4 thực phẩm ăn vào mẹ bầu đẻ con sẽ thông minh
Vùng kín
Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi, kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn khiến môi trường trong âm đạo trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ.
Vì vậy, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu cần lưu ý:
- Không tắm trong bồn tắm quá lâu. Không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
- Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ cho vùng kín luôn được khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì nó dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
Mẹ bầu có thể dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín nhưng không nên quá lạm dụng. Các chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.
Bên cạnh đó, trước khi sinh con, mẹ bầu nên tỉa sơ bằng kéo nếu lông vùng kín quá rậm rạp. Thời điểm thích hợp nhất là 7 ngày trước khi sinh để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da. Nếu không mẹ bầu có thể nhờ các y tá, hộ lý giúp đỡ trước khi vào phòng sinh.
Móng tay, móng chân
Mẹ bầu sau sinh thường được tiếp xúc ngay với em bé. Tay chính là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với con. Vì làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên hãy đảm bảo móng tay không sắc nhọn hay bị bẩn trước khi chăm sóc bé.
Nếu móng tay, móng chân của mẹ quá dài sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, nhất là vi khuẩn về đường ruột và gây tổn thương cho trẻ khi tiếp xúc bởi làn da của trẻ vẫn còn rất mỏng.
Vậy nên trước khi đi sinh em bé, mẹ nhớ cắt móng tay, móng chân gọn gàng. Nếu có sơn móng thì nên tẩy sạch.
Nhũ hoa
Em bé sau sinh thường được cho bú mẹ vì vậy mẹ bầu cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ trước khi sinh. Không chỉ làm sạch nó còn giúp mẹ không bị tắc tuyến sữa sau sinh.
Để vệ sinh nhũ hoa mẹ dùng bông tắm mềm để chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng đầu móng tay vì có thể làm tổn thương đầu nhũ hoa của mình.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ nhưng cơn co chưa xuất hiện hoặc còn giãn cách trên 15 phút một lần, mẹ có thể tắm rửa, gội đầu sạch rồi mới nhập viện. Điều này giúp mẹ bầu thoải mái hơn, tốt cho tinh thần trước khi sinh. Hơn nữa vài ngày đầu sau sinh mẹ bầu cũng chưa thể tắm gội ngay được nên việc vệ sinh trước sẽ rất quan trọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 7/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Thân sự nghiệp rực rỡ, Mão tránh mạo hiểm
3 con giáp may mắn nhất 7/2/2025 (mùng 10 tháng Giêng âm lịch)
Ngày vía Thần tài không cần mua vàng, làm 3 điều này sẽ có tài lộc, may mắn cả năm
'4 vị khách vào nhà, phong thủy đến tự nhiên': Khi 4 kiểu khách đến thăm, ngôi nhà ngày càng tốt đẹp hơn
Bí kíp để không một tên trộm nào dám đột nhập vào ngôi nhà của bạn
Cách khử mùi hôi bồn cầu cực kỳ hiệu quả mà không tốn kém, chỉ cần nước vo gạo và kem đánh răng